Cẩm nang du lịch

Khám Phá Hoàng Su Phì Hà Giang Chi Tiết Từ A – Z

Hà Giang 11:18 - 26/05/2023
4.7/5 - (32 bình chọn)

Nhắc tới vùng đất “địa đầu Tổ quốc”, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì Hà Giang. Ngay bây giờ, hãy cùng 2Trip khám phá chi tiết cảnh quan nơi đây cùng những món ăn đặc sắc của núi rừng nhé!

Mùa lúa chín Hoàng Su Phì được mệnh danh là kiệt tác thiên nhiên khó nơi nào sánh bằng
Mùa lúa chín Hoàng Su Phì được mệnh danh là kiệt tác thiên nhiên khó nơi nào sánh bằng (Nguồn: tuoitrethudo.com.vn)

Giới thiệu chung về huyện Hoàng Su Phì Hà Giang

1. Hoàng Su Phì Hà Giang ở đâu?

Huyện Hoàng Su Phì tọa lạc ở phía tây tỉnh Hà Giang, dọc theo sông Chảy và sông Bạc. Nằm cách thành phố Hà Giang 100 km về phía tây, vị trí địa lý của nó có rất nhiều đối tác: Phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía tây giáp huyện Xín Mần, phía nam giáp huyện Quang Bình, và phía bắc giáp Trung Quốc với một đường biên giới dài chừng 41,421 km.

Hoàng Su Phì là nơi sinh sống của gồm 12 dân tộc anh em nên nơi đây như một nút giao thoa của vẻ đẹp truyền thống đa dạng
Hoàng Su Phì là nơi sinh sống của gồm 12 dân tộc anh em nên nơi đây như một nút giao thoa của vẻ đẹp truyền thống đa dạng (Nguồn: travel.com.vn)

Huyện Hoàng Su Phì có một diện tích 632,38 km² và số dân năm 2019 là 66.683 người. Mật độ dân số là 105 người/km². Hiện tại, huyện có 24 xã và 1 thị trấn. Đây là nơi cư trú của 12 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Nùng, Mông, Tày, Dao và La Chí chiếm số đông.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì do nhiều sông suối chia cắt nên đã được hình thành và không được sắp xếp theo trật tự nhất định nào
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì do nhiều sông suối chia cắt nên đã được hình thành và không được sắp xếp theo trật tự nhất định nào (Nguồn: letravel.vn)

Do Hoàng Su Phì nằm tại thượng nguồn của sông Chảy mà địa hình lại bị nhiều con suối chia cắt khiến địa hình có độ dốc lớn. Với đặc điểm địa hình và ưu điểm tự nhiên độc đáo như vậy, Hoàng Su Phì ngày nay trở thành địa điểm du lịch Hà Giang độc đáo với những cảnh quan tuyệt vời và đặc sắc.

Xem thêm: Cẩm Nang Chi Tiết Du Lịch Cao Nguyên Đá Đồng Văn Hà Giang

2. Lịch sử hình thành Hoàng Su Phì Hà Giang

Từ xa xưa, khu vực hiện tại của huyện Hoàng Su Phì là một phần trực thuộc huyện Bình Nguyên tại tỉnh Tuyên Quang. Cho tới cuối thời Lê, huyện Bình Nguyên đã được thay đổi thành châu Vị Xuyên, thuộc phủ Tương Yên tại tỉnh Tuyên Quang. Năm 1831, châu Vị Xuyên đã được chia thành huyện Vĩnh Tuy (hiện là huyện Hoàng Su Phì) và huyện Vị Xuyên (thuộc phủ Tương An).

Hoàng Su Phì đã "làm mưa làm gió" mạng xã hội bởi những bức ảnh như trong những câu chuyện cổ tích
Hoàng Su Phì đã “làm mưa làm gió” mạng xã hội bởi những bức ảnh như trong những câu chuyện cổ tích (Nguồn: mia.vn)

Ngày 18/11/1983, chính phủ đã chính thức ban hành quyết định số 136/HĐBT với mục đích tách và gộp lại các xã trong các huyện Hà Giang. Cụ thể, xã Bản Máy từ huyện Xín Mần được sáp nhập vào huyện Hoàng Su Phì, còn các xã Trung Thịnh và Nàng Đôn từ huyện Hoàng Su Phì được sáp nhập vào huyện Xín Mần. Đồng thời, các xã Thông Nguyên, Tiên Nguyên và Xuân Minh từ huyện Bắc Quang được sáp nhập vào huyện Hoàng Su Phì.

Tới năm 1991, Hoàng Su Phì mới chỉnh thức thuộc tỉnh Hà Giang và tới nay đã trở thành điểm du lịch có tiềm năng nhất miền Bắc
Tới năm 1991, Hoàng Su Phì mới chỉnh thức thuộc tỉnh Hà Giang và tới nay đã trở thành điểm du lịch có tiềm năng nhất miền Bắc (Nguồn: onevivu.vn)

Trong năm 1976, tỉnh Hà Giang đã hợp nhất với Tuyên Quang tạo thành tỉnh Hà Tuyên. Kể từ đó, Hoàng Su Phì đã trở thành một huyện trực thuộc tỉnh này. Tuy nhiên, Hà Giang đã tái lập tỉnh riêng và Hoàng Su Phì đã trở thành huyện của tỉnh Hà Giang từ năm 1991.

3. Thời điểm đẹp nhất của Hoàng Su Phì là khi nào?

Mùa Xuân (Tháng 1 – Tháng 3): Tại Hoàng Su Phì, sẽ tổ chức nhiều lễ hội độc đáo và đầy màu sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Những lễ hội tuyền thống với âm thanh sống động đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho miền núi Tây Hà Giang. Đây cũng là thời điểm mà vườn đào, lê và đồi chè đẹp nhất được tạo ra.

Mùa xuân ở Hoàng Su Phì hấp dẫn vô cùng bởi những đồi chè Shan Tuyến, lê cùng vô số hoạt động lễ hội sôi động khác nhau
Mùa xuân ở Hoàng Su Phì hấp dẫn vô cùng bởi những đồi chè Shan Tuyến, lê cùng vô số hoạt động lễ hội sôi động khác nhau (Nguồn: www.yong.vn)

Từ tháng 4 đến tháng 6: Huyện Hoàng Su Phi đẹp tới mức khó tin khi thửa đất bậc thang đang trong gian đoạn rấp rút của màu nước đổ. Đồng thời, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh người dân địa phương cấy lúa vô cùng bình yên.

Mùa nước đổ ở Hoàng Su Phì Hà Giang lại có cảnh quan khác hẳn với màu lúa chín, những tầng ruộng được lấp đầy nước với những chú trâu thong thả
Mùa nước đổ ở Hoàng Su Phì Hà Giang lại có cảnh quan khác hẳn với màu lúa chín, những tầng ruộng được lấp đầy nước với những chú trâu thong thả (Nguồn: vanhoavaphattrien.vn)

Tháng 9: Du khách thường thắc mắc “du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất” thì câu trả lời là mùa lúa chín. Khung cảnh kỳ vĩ và nên thơ ở Hoàng Su Phì được tạo ra bởi những thửa ruộng bậc thang vàng óng. Đó là thời điểm có nhiều du khách ghé thăm nhất, họ tìm kiếm cả những trải nghiệm tuyệt vời khi săn mây và tận hưởng mùa hoa tam giác mạch chín sắc nở trên ruộng bậc thang.

Tháng 9 là thời điểm du khách đổ dồn về Hoàng Su Phi để chiêm ngưỡng màu vàng của lúa và khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ
Tháng 9 là thời điểm du khách đổ dồn về Hoàng Su Phi để chiêm ngưỡng màu vàng của lúa và khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ (Nguồn: vnexpress.net)

Mùa đông (Tháng 11 – tháng 12): Cảnh quan ở Hà Giang dần thay đổi. Cảm giác lạnh của mùa đông trên núi cao đặc biệt với cơn gió buốt, cây cối chìm trong màn sương nhưng lại nổi bật hơn với những ngôi làng có làn khói bếp tỏa ra. Đến với Tây Côn Lĩnh hoặc Chiêu Lầu Thi, bạn có thể săn mây hoặc tuyết vào mùa đông cũng vô cùng thú vị.

Xem thêm: Chợ Đêm Cốc Pài Hà Giang | Nét Văn Hóa Đặc Sắc Nằm Trong Lòng Miền Núi Tây Bắc

4. Cách di chuyển đến Hoàng Su Phì như thế nào?

Với sự phát triển của nền du lịch ở Hoàng Su Phì hiện nay, ở bất cứ đâu cũng có chuyến xe lên địa điểm này. Tuy nhiên, địa danh này là một vùng núi cao thuộc Đông Bắc Bộ nên các tuyến đường chính đều đến từ thủ đô Hà Nội. Dưới đây là một số loại hình phương tiện để du khách thoải mái lựa chọn khi đi du lịch Hà Giang tự túc:

  • Xe máy: Thuê xe máy tự lái Hà Giang là một lựa chọn hợp lý để chinh phục các con đèo mạo hiểm tại đây. Chặng đường từ Hà Nội đến Hà Giang khoảng 300 km và có thể mất từ 7 đến 9 giờ để hoàn thành.
Đối với các bạn trẻ ưa thích sự mạo hiểm, xe máy tự lái luôn là người bạn đồng hành vững chãi và phổ biến nhất tính tới thời điểm hiện tại
Đối với các bạn trẻ ưa thích sự mạo hiểm, xe máy tự lái luôn là người bạn đồng hành vững chãi và phổ biến nhất tính tới thời điểm hiện tại (Nguồn: hagiangepictour.com)
  • Xe ô tô: Bạn có thể sử dụng ô tô cá nhân để có thể tự do di chuyển và khám phá khung cảnh hùng vỹ nơi đây. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng địa hình tại đây có nhiều địa điểm cấm tới và cung đường ngoằn ngoèo nên cần có kinh nghiệm và kĩ năng lái xe thật tốt mới đảm bảo an toàn trong suốt chuyến đi.
Xe ô tô cá nhân thường là sự an toàn nhất đối với nhóm bạn đông người và gia đình có con nhỏ đi kèm nên du khách có thể cân nhắc nhé
Xe ô tô cá nhân thường là sự an toàn nhất đối với nhóm bạn đông người và gia đình có con nhỏ đi kèm nên du khách có thể cân nhắc nhé (Nguồn: mia.vn)
  • Xe khách: Những dòng xe có thể lựa chọn bao gồm xe limousine phòng nằm, xe giường nằm, và các loại xe khác với số chỗ khác nhau. Giá trung bình cho một chuyến xe khách Hà Nội Hà Giang này khoảng từ 300,000 đồng đến 400,000 đồng/người/chiều. Thời gian khởi hành phổ biến nhất là lúc 9 tối hoặc 12 trưa nên du khách có thể dễ dàng sắp xếp thời gian phù hợp.
Xe khách Hà Nội Hà Giang là một tuyến đường có đến hàng chục hãng xe khai thác trong 1 ngày với giá thành phải chăng
Xe khách Hà Nội Hà Giang là một tuyến đường có đến hàng chục hãng xe khai thác trong 1 ngày với giá thành phải chăng (Nguồn: xebangphan.vn)

Nếu bạn muốn tiếp tục cuộc hành trình đến huyện Vị Xuyên, Hà Giang sau khi đến thành phố Hà Giang thì bạn có thể thuê xe máy tự lái để đi lại. Với mức giá trung bình từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, trước khi thuê xe, bạn nên chú ý kiểm tra tình trạng hoạt động của xe như còi, phanh,… để đảm bảo sự an toàn cho chuyến đi của mình.

Từ bến xe trung tâm Hà Giang, mọi người thường thuê xe máy tự lái để khám phá mọi ngõ ngách của nơi này vì có nhiều con đèo dựng đứng
Từ bến xe trung tâm Hà Giang, mọi người thường thuê xe máy tự lái để khám phá mọi ngõ ngách của nơi này vì có nhiều con đèo dựng đứng (Nguồn: www.vntrip.vn)

Nếu bạn đã đến bến xe Hà Giang, để đi đến Hoàng Su Phì sẽ có hai tuyến đường chính. Bạn có thể đi theo Quốc Lộ 2 và rẽ vào đường DT177 tại Tân Quang hoặc đi lên cửa khẩu Thanh Thủy và đi qua Tây Côn Lĩnh.

Xem thêm: Khám Phá Điều Thú Vị Tại Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

1. Bản Phùng – Trái tim của huyện Hoàng Su Phì

Bản Phùng tại Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là một vùng đất đẹp nơi để du khách gặp gỡ với thiên nhiên và người dân địa phương. Với diện tích khoảng 17,04 km2, vùng đất này chủ yếu bao gồm những thửa ruộng bậc thang được canh tác cẩn thận và không được sắp xếp theo một trật tự nhất định nào cả.

Tháng 9 hàng năm là giờ để bắt đầu mùa lúa chín tại các tỉnh miền núi phía Bắc và đặc biệt là bản Phùng – Hoàng Su Phì. Đây là một khoảng thời gian tuyệt vời cho những ai yêu thích nghệ thuật chụp ảnh, trải nghiệm sống trên những cánh đồng ruộng bậc thang vàng ươm.

Xem thêm: Du Lịch Hà Giang Tháng 10 | Thời Điểm Lý Tưởng Nhất Trong Năm Để Tới Vùng Đất Tây Bắc

2. Xã Hồ Thầu với vẻ đẹp hoang sơ

Hồ Thầu là một địa điểm tuyệt vời cho những ai muốn tìm kiếm một nơi yên tĩnh và ít du khách. Vì nơi đây không được quá nổi tiếng trên báo chí và trong lĩnh vực du lịch. Mặc dù không nổi bật như Bản Phùng nhưng ruộng bậc thang của Hồ Thầu cũng có vẻ đẹp rất riêng mà không nơi nào sánh được.

Hồ Thầu là địa điểm thích hợp để cấy ruộng bậc thang và dược liệu quý ở Hoàng Su Phì
Hồ Thầu là địa điểm thích hợp để cấy ruộng bậc thang và dược liệu quý ở Hoàng Su Phì (Nguồn: mia.vn)

Hồ Thầu là đầu nguồn của những nhánh suối từ sông Chảy và sông Bạc. Nó là một trong 23 xã của Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang với khoảng cách 30 km tới trung tâm huyện. Với độ cao 952m so với mực nước biển, Hồ Thầu có khí hậu tương đối mát mẻ. Và còn là môi trường thích hợp để trồng nhiều loại cây trồng ăn quả và dược liệu quý bên cạnh những thửa ruộng bậc thang.

3. Ruộng bậc thang Thông Nguyên ở Hoàng Su Phì

Thông Nguyên là một địa điểm đẹp với độ cao trung bình 800m so với mực nước biển và bị chặn bởi dãy núi cao. Quang cảnh tạo ra như một tranh vẽ với cung đường gập ghềnh quanh co. Cùng với vị trí nằm ngoài tầm ngắm của du khách nên Thông Nguyên vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có. Địa điểm này còn có các ruộng bậc thang được ví như nấc thang vươn lên lưng trời, các nhóm dân tộc với truyền thống văn hóa độc đáo và khung cảnh núi non hùng vĩ.

Ruộng bậc thang ở Thông Nguyên được du khách ví như những nấc thang lên thiên đường vô cùng tuyệt mỹ
Ruộng bậc thang ở Thông Nguyên được du khách ví như những nấc thang lên thiên đường vô cùng tuyệt mỹ (Nguồn: mia.vn)

Du khách khi tới đây nhất định phải ghé thăm vào mùa nước đổ. Vào thời điểm này, màu sắc chủ đạo sẽ đến từ màu xanh của mạ non và màu nâu của phù sa màu mỡ. Người dân thì đang hối hả dẫn nước vào ruộng bậc thang tạo nên một khung cảnh bình yên và khác hẳn so với mùa lúa chín Hoàng Su Phì.

Xem thêm: Mỏm Đá Tử Thần Hà Giang | Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Dành Cho Những Người Ưa Mạo Hiểm

4. Bản Luốc – Sản Sả Hồ đẹp như tranh vẽ

Để tới được Bản Luốc, từ Hoàng Su Phì du khách phải băng qua những đoạn đường đất khá ngoằn ngoèo. Bởi vậy nên vào mùa mưa, cung đường sẽ khá khó khăn để di chuyển những hình ảnh ruộng bậc thang thay đổi liên tục trong bốn mùa.

Để tới đến Bản Luốc ở Hoàng Su Phì, du khách phải trải qua những đoạn đường đất khá khó đi và phức tạp
Để tới đến Bản Luốc ở Hoàng Su Phì, du khách phải trải qua những đoạn đường đất khá khó đi và phức tạp (Nguồn: mia.vn)

Sán Sả Hồ có vị trí tiếp giáp với Bản Luốc và cũng là một địa điểm du lịch đáng để ghé thăm. Đặc biệt, nơi đây có một khu vực ruộng bậc thang nằm trong vùng di sản danh thắng cấp quốc gia Hoàng Su Phì với diện tích hơn 130 ha. Với hệ thống thảm thực vật đa dạng cùng nhiều sông, suối chảy qua, Sán Sả Hồ là nơi hoàn hảo cho những chuyến du lịch đi bộ khám phá.

Hoàng Su Phì Hà Giang có gì hấp dẫn du khách?

1. Đỉnh Tây Côn Lĩnh – Ngọn núi cao nhất Hà Giang

Tây Côn Lĩnh là một núi đặc  tại Tây Hà Giang, dọc theo con đường từ Hoàng Su Phì đến Vị Xuyên. Với độ cao 2427m so với mực nước biển, Tây Côn Lĩnh là “nóc nhà” của vùng Đông Bắc với những cảnh đẹp tuyệt đẹp và phong cảnh thiêng liêng. Nổi tiếng với những câu chuyện truyền thuyết đầy ma thuật, Tây Côn Lĩnh đã từng là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc La Chí và trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn.

Với độ cao lên đến 2427 mét so với mực nước biển, Tây Côn Lĩnh trở thành "nóc nhà" của vùng Đông Bắc với những cảnh đẹp tuyệt vời và phong cảnh đẹp như tranh vẽ
Với độ cao lên đến 2427 mét so với mực nước biển, Tây Côn Lĩnh trở thành “nóc nhà” của vùng Đông Bắc với những cảnh đẹp tuyệt vời và phong cảnh đẹp như tranh vẽ (Nguồn: mia.vn)

Trên con đường tới núi Tây Côn Lĩnh, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy những đồi chè Shan Tuyết cổ thụ , một loại chè được trồng tại xã Hầu Thào, huyện Hoàng Su Phì với tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Để đến đỉnh Tây Côn Lĩnh, du khách phải băng qua khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng và nhiều loại cây nhiệt đới.

Không gian tự nhiên trong rừng nguyên sinh và thảm thực vật đa dạng là một khung cảnh hấp dẫn đối với những ai muốn đến đỉnh Tây Côn Lĩnh
Không gian tự nhiên trong rừng nguyên sinh và thảm thực vật đa dạng là một khung cảnh hấp dẫn đối với những ai muốn đến đỉnh Tây Côn Lĩnh (Nguồn: mia.vn)

Tại bản Lũng Cẩu, xã Thầu, huyện Hoàng Su Phì, có một ngôi miếu cổ thoạt nhìn như một nhà sản nhỏ đơn giản. Nhưng đây lại là nơi đặt tượng thờ vị vua La Chí Hoàng Vần Thùng – một vị vua trong những truyền thuyết của làng La Chí và được chôn cất cùng với số tài sản của mình cách đây hơn 500 năm.

2. Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi cao thứ 2 vùng Đông Bắc

Ngọn núi này có độ cao 2.402m so với mực nước biển chỉ thấp sau ngọn Tây Côn Lĩnh. Với độ cao vô cùng lý tưởng, địa điểm nổi tiếng này được nhiều tour du lịch Hà Giang khai thác hoạt động trekking và săn mây. Được mệnh danh là đỉnh núi cao nhất nhì khu vực Đông Bắc, núi Chiêu Lầu Thi tọa lạc tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang.

Núi Chiêu Lầu Thi ở Hoàng Su Phì được xem là một địa điểm hấp dẫn cho các hoạt động du lịch như trekking và săn mây, đồng thời là một nơi nổi tiếng đối với các tour du lịch tại Hà Giang
Núi Chiêu Lầu Thi ở Hoàng Su Phì được xem là một địa điểm hấp dẫn cho các hoạt động du lịch như trekking và săn mây, đồng thời là một nơi nổi tiếng đối với các tour du lịch tại Hà Giang (Nguồn: mia.vn)

Để đến đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, mặc dù chỉ cần đi khoảng 10 km, nhưng địa hình khá dốc và khó đi với nhiều đoạn đường lổn nhổn đá cuội. Nếu bắt đầu từ Bản Luốc, cách tốt nhất là hỏi người dân địa phương để đến xã Hồ Thầu. Sau khoảng 16 km đi thêm, du khách sẽ tới được ngã ba Hồ Thầu – Nàng Đôn. Tại đây, hãy rẽ phải và đi thẳng chừng 12 km nữa để đến điểm cuối cùng.

Để đến với đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, bạn sẽ phải đối mặt với một chặng đường dài khoảng 10 km và khá nhiều đá cuội rải rác trên đường
Để đến với đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, bạn sẽ phải đối mặt với một chặng đường dài khoảng 10 km và khá nhiều đá cuội rải rác trên đường (Nguồn: vnexpress.net)

Điểm đến Hoàng Su Phì Hà Giang lại càng thú vị hơn với những thảm thực vật đa dạng theo độ cao, từ cây kim tuyến đến cây chè shan tuyết, cây xa sâm, giúp du khách không bị nhàm chán. Săn mây trong khi đi dạo cũng là một trải nghiệm hấp dẫn. Để bắt trọn những khoảnh khắc đó, du khách nên đến từ 16h đến 18h hoặc 5h sáng trước khi bình minh.

3. Chợ phiên ở Hoàng Su Phì Hà Giang

Chợ phiên Hoàng Su Phì được coi là một trong những chợ phiên “lão làng” nhất tại Hà Giang với tuổi đời lên tới 200 năm. Chợ chỉ họp duy nhất một lần trong tuần vào buổi sáng Chủ nhật tại khu vực trung tâm của thị trấn Vinh Quang. Vào những ngày đông khách, chợ có thể kéo dài đến vài cây số với một lượng lớn người mua bán trao đổi.

Chợ phiên Hoàng Su Phì ở Hà Giang vào những ngày đông khách có thể kéo dài tới vài cây số nên du khách cần ghé thăm sớm và tránh giờ cao điểm nhé
Chợ phiên Hoàng Su Phì ở Hà Giang vào những ngày đông khách có thể kéo dài tới vài cây số nên du khách cần ghé thăm sớm và tránh giờ cao điểm nhé (Nguồn: mia.vn)

Từ trung tâm thành phố, bạn sẽ đi theo quốc lộ 2 (dọc theo sông Lô) trong khoảng 43 km đến Bắc Quang. Tại đây, hãy rẽ vào đường DT 177 và đi thẳng trong khoảng 78 km đến trung tâm thị trấn Vinh Quang – nơi tổ chức chợ phiên Hoàng Su Phì. Đây cũng là một chợ phiên Hà Giang có lượng khách du khách ghé thăm lớn nhất vào mỗi mùa cao điểm.

Các mặt hàng thiết yếu ở chợ phiên Hoàng Su Phì thường được người dân nhập trực tiếp ở dưới miền xuôi lên để kịp thời cung cấp cho bà con
Các mặt hàng thiết yếu ở chợ phiên Hoàng Su Phì thường được người dân nhập trực tiếp ở dưới miền xuôi lên để kịp thời cung cấp cho bà con (Nguồn: mia.vn)

Trong phiên chợ Hoàng Su Phì, các mặt hàng nông sản chủ yếu được các người bán tự sản xuất, gồm nhiều loại cây trồng, rau củ, hạt, gia vị, v.v. Ngoài ra, các mặt hàng thiết yếu như dầu, muối, v.v. cũng được nhập từ các khu vực đồng bằng để đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân trên vùng cao. Hoặc đơn giản du khách có thể ghé thăm nơi đây để mua đặc sản Hà Giang về làm quà cho người thân.

Các lễ hội truyền thống đặc sắc tổ chức ở Hoàng Su Phì

1. Lễ cúng thần rừng của dân tộc Nùng

Lễ cúng Thần rừng là một lễ thờ dân gian của cộng đồng Nùng tại các xã Pố Lồ, Sán Sả Hồ, Pờ Ly Ngài, Tụ Nhân, Đản Ván, Ngàm Đăng Vài và các thôn bản khác. Sự kiện này được tổ chức vào đầu năm như tháng Giêng hoặc tháng hai Âm lịch tại các ngôi miếu trong rừng cấm. Thời gian cụ thể của lễ cúng có thể chọn ngày khác nhau tùy theo trưởng làng các thôn.

Vào tháng Giêng hoặc tháng hai Âm lịch, lễ cúng sẽ được tổ chức ở một ngôi miếu nhỏ trong rừng cấm cùng toàn thể người làng
Vào tháng Giêng hoặc tháng hai Âm lịch, lễ cúng sẽ được tổ chức ở một ngôi miếu nhỏ trong rừng cấm cùng toàn thể người làng (Nguồn: baotuyenquang.com.vn)

Sự kiện này sẽ được tổ chức công khai với quy mô cấp xã đối với thôn Chàng Chảy của xã Pờ Ly Ngài, thôn Pố Lồ, thôn Hạ B thuộc xã Sán Sả Hồ.  Và đại diện của trưởng bản, già làng và các gia đình sẽ cùng nhau tham gia vào lễ cúng. Tuy tục lệ này đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn được duy trì tới tận ngày nay.

Mỗi hộ gia đình sẽ cử ra một người đến tham gia và cùng chuẩn bị cho lễ cúng thần rừng ở Hoàng Su Phì Hà Giang
Mỗi hộ gia đình sẽ cử ra một người đến tham gia và cùng chuẩn bị cho lễ cúng thần rừng ở Hoàng Su Phì Hà Giang (Nguồn: dttg.thoibaotaichinhvietnam.vn)

Để tiến hành nghi lễ, thầy chủ tế sẽ tự tay giết một con lợn và một con trâu để lấy một số bộ phận theo quy định. Các lễ vật này sẽ được bày biện lần lượt trên 4 đàn lễ chính và bắt đầu các nghi thức cúng truyền thống. Sau đó, vật tế lễ sẽ được chế biến và ăn uống ngay tại khu vực rừng cấm.

Để tế lễ, thầy cúng sẽ tự tay giết trâu và sử dụng một vài bộ phần theo quy định để làm lễ, sau đó cũng sẽ được mang ra cho người dân cùng thưởng thức
Để tế lễ, thầy cúng sẽ tự tay giết trâu và sử dụng một vài bộ phần theo quy định để làm lễ, sau đó cũng sẽ được mang ra cho người dân cùng thưởng thức (Nguồn: baothainguyen.vn)

Lễ cúng thần rừng của đồng bào người Nùng chính là một tài liệu sống vô cùng quý báu về tinh thần đoàn kết cộng đồng và quá trình phát triển của người Tày – Nùng ở Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. Bên cạnh đó, nghi thức diễn ra như một cách lưu giữ những phong tục tập quán cổ xưa và để truyền lại cho các thế hệ trong tương lai.

2. Lễ hội cúng Hoàng Vần Thùng của dân tộc Cờ Lao

Mỗi năm, vào ngày Thìn đầu tiên của tháng 7 Âm lịch, cộng đồng người dân tộc Cờ Lao sẽ bắt đầu tổ chức lễ cúng Hoàng Vần Thùng. Địa điểm cố định là tại miếu thờ Hoàng Vần Thùng tại thôn Tà Chải thuộc xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì Hà Giang.

Lễ cúng Hoàng Vần Thùng là một trong những lễ hội quan trọng của dân tộc Cờ Lao, tổ chức hàng năm vào ngày Thìn đầu tiên của tháng 7 Âm lịch
Lễ cúng Hoàng Vần Thùng là một trong những lễ hội quan trọng của dân tộc Cờ Lao, tổ chức hàng năm vào ngày Thìn đầu tiên của tháng 7 Âm lịch (Nguồn: www.bienphong.com.vn)

Theo như truyền thuyết về Hoàng Vần Thùng của người Cờ Lao, đây là người ra mặt công khai thiên lập địa và hỗ trợ người dân khai hoang đất đai, đánh đuổi kẻ thù để bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng. Chính vì vậy mà ông được tổ tiên tộc Cờ Lao tôn vinh và lập miếu thờ tại chân dãy núi Tây Côn Lĩnh.

Các hộ gia đình sẽ tùy theo điều kiện kinh tế để đóng góp lễ vật cho lễ cúng thông qua vị già làng trông nom miếu. Đến ngày lễ cúng diễn ra, mỗi nhà sẽ cử một thành viên tới tham gia. Thầy cúng cao niên nhất làng sẽ được chọn là chủ trì. Thầy sẽ lấy tất cả các con vật mà các hộ gia đình đóng góp để hiến tế. Trong đó, con lợn hơn 30kg sẽ được thầy chọn để mổ sống mà không cắt tiết, sau đó sẽ được dâng lên làm lễ.

Sau khi kết thúc lễ cúng Hoàng Vần Thùng, lễ vật sẽ được người dân mang đi nấu chín tại miếu thờ, và mọi người sẽ cùng tổ chức buổi ăn uống vui vẻ thân mật
Sau khi kết thúc lễ cúng Hoàng Vần Thùng, lễ vật sẽ được người dân mang đi nấu chín tại miếu thờ, và mọi người sẽ cùng tổ chức buổi ăn uống vui vẻ thân mật (Nguồn: vov2.vov.vn)

Sau khi kết thúc lễ cúng, lễ vật sẽ được người dân mang đi nấu chín để mọi người tổ chức ăn uống tại miếu thờ. Phần còn lại sẽ được chia đều về cho các gia đình để tán lộc.

Xem thêm: Khám Phá Thiên Nhiên Và Những Nét Văn Hóa Đặc Sắc Nhất Tại Mèo Vạc Hà Giang 

3. Tết Khu cù tê của dân tộc La Chí

Tết Khu cù tê là lễ hội độc đáo và tập trung nét tín ngưỡng nông nghiệp của dân tộc La Chí tại xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Nó được tổ chức vào thời gian từ 1 đến tháng 7 hàng năm theo âm lịch.

Lễ hội Tết Khu cù tê là một sự kiện độc đáo và được tổ chức trong thời gian từ đầu năm đến tháng 7 hàng năm theo lịch âm
Lễ hội Tết Khu cù tê là một sự kiện độc đáo và được tổ chức trong thời gian từ đầu năm đến tháng 7 hàng năm theo lịch âm (Nguồn: www.qdnd.vn)

Tết Khu cù tê được gọi là “Tết uống rượu”, đây là ngày tết quan trọng nhất trong một năm của người La Chí. Trong dịp này, thầy cúng sẽ chọn một ngày và giờ tốt nhất để mọi người tập trung tại nhà thờ của xã để cùng nhau cúng tổ tiên của dòng họ La Chí.

Đến ngày tiếp theo, người dân sẽ làm thủ tục gọi tổ tiền về ăn tết tháng 7 ở nhà với gia đình. Lễ vật ngoài thịt lợn và thịt gà, thịt chuột nấu chín là món ăn bắt buộc phải có. Bởi đối với người dân La Chí, chuột là loài vật vô cùng thông minh và khôn ngoan.

Trong lễ hội Khu cù tê, các gia đình sẽ tụ họp tại nhà nhau để uống rượu và ăn tết (Nguồn: www.qdnd.vn)

Trong khi ăn tết Khu cù tê, người dân sẽ chủ yếu uống rượu hoẵng. Khi bắt đầu uống, họ sẽ đổ nước lạnh vào trước rồi chắt lấy phần rượu màu trắng đục ra một chiếc chậu. Về cách uống, phụ nữ sẽ uống bằng bát, còn nam giới sẽ sử dụng sừng trâu để thay thế chén uống rượu. Các gia đình sẽ tới nhà nhau uống rượu và ăn tết cho tới khi hết lễ mới thôi.

Xem thêm: Con Đường Hạnh Phúc Hà Giang | Con Đường Huyền Thoại Của Thế Kỷ 20

4. Lễ hội Quyá Hiéng của người Dao đỏ Hoàng Su

Lễ hội qua năm hoặc lễ hội Quýas Hiéng là một nét đẹp truyền thống của người dân tộc Dao đỏ ở xã Hồ Thầu thuộc huyện Hoàng Su Phì. Vào cuối năm Âm lịch mỗi năm, sự kiện này sẽ được tổ chức tại các gia đình hoặc lớn hơn là tại nhà của trưởng tộc hoặc thầy cúng.

Lễ hội này thường được tổ chức vào cuối năm Âm lịch nên du khách có thể tham gia trước khi bắt đầu bước vào kì nghỉ Tết Nguyên Đán
Lễ hội này thường được tổ chức vào cuối năm Âm lịch nên du khách có thể tham gia trước khi bắt đầu bước vào kì nghỉ Tết Nguyên Đán (Nguồn: baodantoc.vn)

Từ ngày 27.12 Âm lịch, tộc trưởng sẽ nhờ con cháu chuẩn bị thực phẩm dự trữ cho hoạt động ăn uống và nghi lễ cho hội. Họ cũng sử dụng các món ăn đặc trưng của ngày Tết ở miền xuôi nhưng vật phẩm dâng cúng bắt buộc phải có vải mộc màu trắng, nến, tiền làm bằng giấy bản. Vị trí tổ chức lễ cúng là gian giữa của mỗi hộ gia đình.

Thông thường, phần nghi lễ sẽ kèo dài từ 4 cho tới 5 tiếng đồng hồ. Sau đó, lễ vật trên mâm cúng sẽ được mang ra phục vụ mọi người ăn uống.  Một số đàn lễ sẽ được duy trì cho tới khi hết hội mới dỡ. Còn lại sẽ được dọn đi để dành chỗ cho mọi người sum họp.

Vật chày là một trò chơi dân gian được người Dao đỏ tổ chức thường xuyên vào mỗi dịp có lễ hội
Vật chày là một trò chơi dân gian được người Dao đỏ tổ chức thường xuyên vào mỗi dịp có lễ hội (Nguồn: dangcongsan.vn)

Phần hội sẽ bao gồm các trò chơi dân gian như nhảy lửa, vật chày, bói lồng gà… Ngoài ra còn có các cuộc thi thú vị từ hát giao duyên cho đến thi tài sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống. Các hoạt động này sẽ diễn ra liên tục trong đêm cho tới sáng mới dừng. Đây là một trong số những lễ hội mà nhiều người chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hà Giang yêu thích nhất.

Ăn gì ở Hoàng Su Phì Hà Giang?

1. Thịt chuột nướng của người La Chí

Món đặc sản phổ biến nhất và được ưu tiên làm lễ cúng của tộc người La Chí là món thịt chuột nướng. Nếu không phải người bản địa thì rất ít người dám thử món ăn đặc trưng này. Ngoài là vật hiến tế mỗi dịp lễ, con vật này còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc ở Hoàng Su Phì.

Chuột là loài động vật gắn bó mật thiết với người La Chí suốt hàng ngàn năm nay và dần trở thành món đặc sản Hà Giang nổi tiếng. Đàn ông người La Chí thường rủ nhau săn chuột vào mỗi dịp lúa chín. Vỉ khi hết mùa lúa, những đàn chuột đồng mất chỗ ẩn nấp sẽ dễ bắt hơn. Từ một chú chuột, người địa phương có thể chế biến thành hàng chục món ngon khác nhau. Nhưng chuột treo gác bếp và chuột nướng là hai món ăn phổ biến nhất.

Tuy đây là một món ăn thường ngày của người La Chí nhưng rất ít du khách dám thử món ăn đặc trưng và độc đáo này khi tới Hoàng Su Phì
Tuy đây là một món ăn thường ngày của người La Chí nhưng rất ít du khách dám thử món ăn đặc trưng và độc đáo này khi tới Hoàng Su Phì (Nguồn: phunuvietnam.vn)

Vào mùa vụ thu hoạch lúa, người dân thường bắt được nhiều chuột và không ăn hết. Họ sẽ chế biến chuột thành món ăn khô để ăn dần. Sau khi đã được ướp gia vị và chế biến, chúng sẽ được trèo thành dàn ở gác bếp. Thịt chuột sẽ cứng và quắt lại, có thể bảo quản cả năm không lo hỏng và ăn trực tiếp không cần chế biến lại.

Xem thêm: Mách Bạn Top 07 Nhà Hàng Hà Giang Uy Tín & Giá Tốt

2. Cá chép ruộng độc đáo được nuôi ở ruộng bậc thang

Trước kia, dân của huyện Hoàng Su Phì chỉ thả cá chép để làm thức ăn khi vào mùa lúa . Từ khi khách du lịch trải nghiệm một ngày như một nông dân và tự tay bắt cá chép thì trải nghiệm thực tế này đã trở thành một hoạt động du lịch được du khách yêu thích.

Ban đầu, đây là một hoạt động trải nghiệm thực tế ở Hoàng Su Phì nhưng gần đây cá chép đồng lại được mọi người ưa chuộng như một món đặc sản thơm ngon
Ban đầu, đây là một hoạt động trải nghiệm thực tế ở Hoàng Su Phì nhưng gần đây cá chép đồng lại được mọi người ưa chuộng như một món đặc sản thơm ngon (Nguồn: vnexpress.net)

Nông dân huyện Hoàng Su Phì thường thả cá chép vào ruộng sau khoảng một tuần kể từ khi cấy lúa. Chủ yếu sâu và trứng sâu sẽ được bắt làm thức ăn cho cá, cùng với phấn của hoa lúa và những hạt lúa chín. Thời gian sinh trưởng chỉ khoảng chừng 3 tháng nên cá thường không quá to, chỉ bằng khoảng 2 đầu ngón tay. Tuy nhiên, vì lượng thức ăn dồi dào và được thu hoạch tại thời điểm lúa chín nên cá rất béo và thơm ngon.

3. Trà shan tuyết nổi tiếng Hoàng Su Phì

Nhiều cây chè Shan tự nhiên mọc trên núi cao với môi trường sương mù, băng tuyết và khí hậu mát mẻ, tạo điều kiện cho chúng sống dẻo dai và bền bỉ. Có những gốc chè cổ thụ sống trên vách núi tới hàng trăm năm. Do sinh trưởng và phát triển trong môi trường tự nhiên, chè shan tuyết tại Hoàng Su Phì được đánh giá cao về chất lượng bởi nguyên liệu sạch và hương vị cực kỳ thơm ngon.

Chè shan tuyết khô khi được pha với nước sôi sẽ có màu hơi ngà xanh và có hậu vị khá ngọt nên được nhiều du khách yêu thích và mua về làm quà cho người thân
Chè shan tuyết khô khi được pha với nước sôi sẽ có màu hơi ngà xanh và có hậu vị khá ngọt nên được nhiều du khách yêu thích và mua về làm quà cho người thân (Nguồn: chetaxua.com)

Lá chè to có kích thước từ 3-6cm và có nhiều lông măng trắng bạc giống tuyết, sau khi khô vẫn có thể nhận ra được màu trắng đục đặc trưng. Trà shan tuyết tại Hoàng Su Phì có mùi thơm vô cùng đặc trưng với vị đượm, nước màu xanh ngà, ngọt ở hậu, nếu pha vài lượt vẫn giữ được hương vị đậm đà vốn có. Đây vẫn là một thứ đặc sản Hà Giang mua làm quà rất dễ bảo quản và được người lớn yêu thích.

Xem thêm: Lạp xưởng Hà Giang | Món Đặc Sản Lạ Miệng, Thơm Ngon Khó Cưỡng

4. Cốm nếp thơm ngon đặc trưng của Hà Giang

Dân tộc La Chí có hơn 10.765 thành viên, chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Bắc. Họ sống trên núi cao có độ cao gần 2.000 mét với nghề chăn nuôi và canh tác lúa nước trên đồi. Với văn hóa độc đáo và đặc sản cốm, người La Chí có nhiều vẻ đẹp hấp dẫn du khách khi đến với vùng đất này.

Cũng như người Kinh ở miền xuôi, đồng bào dân tộc ở Hoàng Su Phì cũng làm cốm mỗi khi thời tiết bắt đầu se lạnh chuyển dần sang đông
Cũng như người Kinh ở miền xuôi, đồng bào dân tộc ở Hoàng Su Phì cũng làm cốm mỗi khi thời tiết bắt đầu se lạnh chuyển dần sang đông (Nguồn: datviettour.com.vn)

Người La Chí chọn khi sáng sớm để tìm những bông lúa tiêu chuẩn.  Ngay cả người Kinh tại Hà Nội, người Thái tại Mường Lò (Yên Bái), người La Chí tại Hoàng Su Phì cũng đều chọn làm cốm vào mùa thu khi tiết trời trở nên lạnh hơn, với nguyên liệu là lúa nếp vừa mới cứng.

Những điểm lưu trú tại Hoàng Su Phì Hà Giang

Bởi Hoàng Su Phì Hà Giang là một điểm đến hấp dẫn vô cùng nổi tiếng. Du khách thường chọn địa điểm này làm nơi lưu trú để ngắm những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín. Bởi vậy nên các loại hình như khách sạn, nhà nghỉ, homestay vô cùng phát triển và mỗi loại hình đều có ưu, nhược điểm khác nhau.

Homestay: Đây là loại hình được ưa chuộng nhất tại Hà Giang. Những căn homestay Hoàng Su Phì phổ biến nhất là: Chí Tài Homestay, Kinh Homestay, Hoàng Su Phì Lodge… Chúng sẽ có phong cách thiết kế đa dạng và khá vintage, rất thích hợp cho các bạn trẻ. Có cả những phòng dorm dành cho nhóm bạn đông người. Giá cả cũng phải chăng và dao động trong khoảng 80.000 – 2.300.000đ/đêm.

Hoàng Su Phì Lodge hiện nay đang nằm trong top những hệ thống homestay chất lượng cao với giá từ 1.300.000 - 2.300.000đ/đêm với view hướng trọn ra ruộng bậc thang
Hoàng Su Phì Lodge hiện nay đang nằm trong top những hệ thống homestay chất lượng cao với giá từ 1.300.000 – 2.300.000đ/đêm với view hướng trọn ra ruộng bậc thang (Nguồn: disantrangan.vn)

Khách sạn: Nếu bạn đi du lịch với gia đình tại Hoàng Su Phì, bạn có thể lựa chọn khách sạn trung tâm với các trang thiết bị hiện đại. Những không gian rộng rãi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ chăm sóc tốt hơn, bao gồm dọn dẹp phòng và hệ thống nội thất chất lượng cao. Tuy nhiên, giá thành của khách sạn này sẽ khá cao, từ 800.000 – 2.500.000 đồng/người/đêm.

Hoàng Su Phì Green Hotel là điểm đến được nhiều gia đình ưa chuộng mỗi khi tới Hà Giang để nghỉ ngơi và thưởng thức những món đặc sản
Hoàng Su Phì Green Hotel là điểm đến được nhiều gia đình ưa chuộng mỗi khi tới Hà Giang để nghỉ ngơi và thưởng thức những món đặc sản (Nguồn: hoang-su-phi-green-hotel.business.site)

Nhà nghỉ: Hình thức nhà nghỉ tại Hoàng Su Phì thường là sự lựa chọn tối ưu cho những phượt thủ chỉ tạm dừng một đêm tại đây trong chuyến hành trình. Với giá cả hấp dẫn chỉ từ 70.000đ/người nên không gian và dịch vụ không đạt tới chất lượng như của hai loại hình phía trên. Tuy nhiên, địa điểm này vẫn cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản về ăn, ngủ và nghỉ dành cho du khách.

Nhà nghỉ ở Hoàng Su Phì thường được sử dụng nhiều bởi những phượt thủ tới Hà Giang khám phá và lưu trú ít ngày
Nhà nghỉ ở Hoàng Su Phì thường được sử dụng nhiều bởi những phượt thủ tới Hà Giang khám phá và lưu trú ít ngày (Nguồn: httpdlhsp.blogspot.com)

Như vậy, huyện Hoàng Su Phì tại tỉnh Hà Giang không chỉ có những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ mà còn sở hữu nhiều lễ hội, món ăn thơm ngon đặc trưng của miền núi Đông Bắc. Bài viết này nhằm cung cấp thông tin chi tiết giúp du khách hiểu rõ hơn về địa điểm du lịch nổi tiếng này. Chúc mọi người có chuyến đi bình an và vui vẻ.

Nguồn tham khảo:

  • Mia.vn. (2022). Kinh nghiệm đi du lịch Hoàng Su Phì – Hà Giang tự túc bạn nhất định phải biết. [online] mia.vn. Có tại: https://mia.vn/cam-nang-du-lich/kinh-nghiem-di-du-lich-hoang-su-phi-ha-giang-tu-tuc-ban-nhat-dinh-phai-biet-3748 [Truy cập ngày 30/1/2023]
  • Wikipedia. (2022). Hoàng Su Phì. [online] vi.wikipedia.org. Có tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Su_Ph%C3%AC [Truy cập ngày 30/1/2023]
  • Motogo. (2021). Hoàng Su Phì – Địa điểm NHẤT ĐỊNH phải đến khi du lịch Hà Giang. [online] motogo.vn. Có tại: https://motogo.vn/hoang-su-phi/#ftoc-heading-26 [Truy cập ngày 30/1/2023]
  • Mia.vn. (2022). Bản Phùng – Hoàng Su Phì nên thơ mùa lúa chín. [online] mia.vn. Có tại: https://mia.vn/cam-nang-du-lich/ban-phung-hoang-su-phi-nen-tho-mua-lua-chin-3585 [Truy cập ngày 30/1/2023]
  • Mia.vn. (2021). Hồ Thầu – Muôn thuở vẻ đẹp ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì. [online] mia.vn. Có tại: https://mia.vn/cam-nang-du-lich/ho-thau-muon-thuo-ve-dep-ruong-bac-thang-tai-hoang-su-phi-2966 [Truy cập ngày 30/1/2023]
  • PysTravel. (2022). Ruộng bậc thang Thông Nguyên – bức tranh tuyệt đẹp của núi rừng Hà Giang. [online] pystravel.vn. Có tại: https://pystravel.vn/tin/5557-ruong-bac-thang-thong-nguyen.html [Truy cập ngày 30/1/2023]
  • Trang Thông Tin Điện Tử Huyện Hoàng Su Phì Tỉnh Hà Giang. (2015). Các lễ hội, lễ thức văn hóa, lịch sử truyền thống của các dân tộc huyện Hoàng Su Phì. [online] hoangsuphi.hagiang.gov.vn. Có tại: https://hoangsuphi.hagiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/news.html [Truy cập ngày 30/1/2023]

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

4.7/5 - (32 bình chọn)

Tin liên quan

Phạm Lan Nhi 26/05/2023

Du Lịch Xín Mần Hà Giang | Tất Tần Tật Về Điểm Đến Nổi Tiếng...

Xín Mần Hà Giang thơ mộng là điểm đến lý tưởng của những du khách đang muốn tìm một chốn bình yên. Hãy cùng 2Trip...

4.9/5 - (32 bình chọn)
Mai Hương 26/05/2023

Khu Du Lịch Thác Datanla Đà Lạt – Địa điểm vui chơi hấp dẫn và...

Khu du lịch Thác Datanla Đà Lạt là một địa điểm tham quan với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng những trò...

4.5/5 - (52 bình chọn)
Mai Hương 29/05/2023

Núi Thần Tài Đà Nẵng | Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Cho Khách...

Những năm gần đây Núi Thần Tài nhanh chóng trở thành lựa chọn của đông đảo du khách khi đến Đà Nẵng bởi khung cảnh...

4.3/5 - (34 bình chọn)
2Trip Việt Nam 29/05/2023

Vân Sơn Tự – Ngôi chùa duy nhất tại Côn Đảo bạn nên viếng thăm

Nếu có cơ hội đặt chân đến Côn Đảo thơ mộng, bạn đừng quên ghé thăm Vân Sơn Tự. Đây là một ngôi chùa có...

4.7/5 - (56 bình chọn)

Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam

Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.

2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch

Đăng ký email để nhận tin mới nhất

© Bản quyền 2trip.vn 2023 -

DMCA.com Protection Status