Đỉnh Tây Côn Lĩnh Hà Giang chắc chắn sẽ luôn nằm trong danh sách những địa điểm khó chinh phục nhất tại vùng núi cao miền Bắc này. Vậy thì ngay bây giờ hãy cùng 2Trip tìm hiểu xem nơi đây có sức hút gì mà khiến nhiều du khách quyết tâm đặt chân đến như thế nhé!
Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang. Nó thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy – khối núi được kiến tạo từ đá granit, đã hơn 500 triệu năm tuổi, và hiện tại vẫn đang là khối núi bằng đá granit lớn nhất tại miền Bắc Tổ quốc. (wikipedia.com, 2023)
Đỉnh Tây Côn trải dài khắp 2 huyện: Hoàng Su Phì tới Vị Xuyên, Hà Giang. Với độ cao 2427 m so với mực nước biển, địa danh này vẫn giữ vững danh hiệu là “nóc nhà vùng Đông Bắc”. Vì vậy, để chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh, du khách phải lần lượt vượt qua những cung đường hiểm trở.
Tây Côn Lĩnh sở hữu địa hình đặc trưng của vùng núi cao. Vì vậy ở dưới chân núi sẽ mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình thường là 18 độ C. Tuy nhiên khi càng lên cao, nhiệt độ sẽ càng giảm. Do đó, tại đỉnh núi khí hậu sẽ thuộc kiểu ôn đới núi cao. Thời tiết lúc nào cũng rất giá rét, lạnh buốt, có sương mù bao phù dày đặc xung quanh.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang tầm 46 km, và trung tâm xã Túng Sán là khoảng chừng 17 km, đỉnh núi này vẫn thường được ví von là “không có đường vào mà cũng chẳng có lối đi ra”. Bởi vậy, để chinh phục được nó, đòi hỏi người thử thách phải thực sự là người bản lĩnh, kiên trì.
Bù lại, Tây Côn Lĩnh là một điểm dừng chân lý tưởng vì có cảnh quan tuyệt đẹp, sở hữu hệ sinh thái đa dạng với núi rừng hùng vĩ. Theo báo cáo nhận được trên bản đồ quy hoạch rừng đặc dụng tại đây, vào giai đoạn năm 2016 – 2020, đỉnh Tây Côn Lĩnh sở hữu lên tới 15 000 ha diện tích rừng.
Trước khi tới Tây Côn Lĩnh, bạn phải thực hiện hành trình: Hà Nội – Hà Giang với quãng đường gần 300 km tùy theo cung đường mà bạn lựa chọn: qua tỉnh Vĩnh Phúc hoặc qua tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên tuyến Hà Nội – Vĩnh Phúc – Tuyên Quang – Hà Giang phổ biến và tiết kiệm thời gian hơn cả.
Đầu tiên, bạn cần di chuyển lên cầu Nhật Tân, qua đường Võ Chí Công tới đường Võ Nguyên Giáp. Tại đấy đi tiếp thêm tầm 15 km rồi rẽ vào quốc lộ 2A. Cứ lái xe dọc theo quốc lộ là tới được tỉnh Vĩnh Phúc. Đi thêm 1 đoạn thì bắt đầu rẽ trái đến quốc lộ 2C – Tuyên Quang. Tiếp tục chinh phục đoạn đường qua quốc lộ 2, tỉnh Hàm Yên, tỉnh Bắc Quang, vào thị trấn Vị Xuyên là đã đến thành phố Hà Giang rồi!
Còn để di chuyển tới đỉnh Tây Côn Lĩnh, như đã nói ở trên, du khách phải trải qua một hành trình khá khó khăn, thậm chí là hiểm trở với rừng già và những vực sâu dọc bên hai bên đường. Tương tự, bạn cũng có cho mình 2 sự lựa chọn chinh phục Tây Côn Lĩnh.
Lựa chọn 1: Di chuyển ngược lên khoảng 20 km để tới cửa khẩu Thanh Thủy (Vị Xuyên). Tới được cửa khẩu thì rẽ vào ngã ba Xín Chải. Khu vực này có khá nhiều dân cư sinh sống nên bạn có thể hỏi mọi người để có thể tới được đỉnh Tây Côn Lĩnh trong thời gian ngắn nhất.
Lựa chọn 2: Khác với tuyến trên, bạn sẽ di chuyển từ trung tâm thành phố Hà Giang tầm 46 km nữa để tới ngã ba Tân Quang. Đi vào huyện Hoàng Su Phì. Cung đường sẽ dọc theo tuyến Tùng Sán – Trúng Phúng.
Quãng đường tiếp theo để tới được chân núi, bạn sẽ lần lượt lái xe qua bản Hồng Nậm – Nậm Ty – Nậm Dịch – Bản Nhùng – Bản Chè – Túng Sáng. Sau đó, bạn đi thêm khoảng chừng 54 km nữa để tới được đoạn đường có rừng chè Shan Tuyết. Bạn có thể nghỉ chân ở đoạn này và tranh thủ nghỉ ngơi, xin nước và tiện thể hỏi người dân gần đó về đoạn đường di chuyển.
Và tất nhiên, hành trình lên tới đỉnh Tây Côn Lĩnh Hà Giang, du khách bắt buộc phải gửi lại xe máy của mình và leo bộ hoàn thành nốt quãng đường còn lại. Theo ước tỉnh, bạn sẽ mất tầm 2 ngày mới có thể chinh phục được đỉnh núi cao gần 2500 mét này.
Với đoạn đường Hà Nội – Hà Giang, du khách có các phương án di chuyển như sau: xe khách, xe limousine hoặc sử dụng phương tiện cá nhân.
Xe khách: Hiện nay các cơ sở xe khách đi Hà Giang từ Hà Nội đã không ngừng nâng cấp chất lượng, cũng như dịch vụ cung cấp đến khách hàng cũng ngày càng tốt và cao cấp hơn. Mức giá thì cũng chỉ rơi vào tầm từ khoảng 350 000đ/vé/lượt tùy thuộc vào từng hạng xe và điểm đón trả.
Phương tiện cá nhân: Hình thức phượt Hà Giang đang dần trở nên phổ biến hơn từng ngày. Du khách có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân ngay từ Hà Nội.
Tuy nhiên, ngoài ra để không tốn quá nhiều thời gian, bạn nên lựa chọn: đến Hà Giang bằng xe khách, sau đó tiến hành thuê xe tự lái tại đây để bắt đầu hành trình khám phá Hà Giang nói chung và đỉnh Tây Côn Lĩnh nói riêng.
Đặc biệt, quãng đường từ bản Nậm Hồng tới chân núi thì xe máy sẽ là hình thức di chuyển tốt hơn cả. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, từ khu vực Bản Nhùng, đường sá sẽ khá xấu, nhiều đoạn là đường đá nên rất gập ghềnh và lởm chởm khó đi hơn hẳn. Hơn thế, sẽ có những khúc cua bất ngờ tạo nên thử thách nguy hiểm cho người cầm lái.
Xem thêm: Cẩm Nang Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Giang Tự Túc Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất
Hành trình để có thể khám phá được hết quang cảnh thiên nhiên ở đây sẽ khá gian nan và khó khăn, cũng như không thiếu những nguy hiểm. Thế nhưng chỉ cần đặt chân được lên đỉnh núi, Hoàng Su Phì Hà Giang sẽ “chiêu đãi” bạn những “món quà tuyệt vời của tạo hóa”.
Rừng chè Shan Tuyết
Nằm trên cung đường dẫn tới đỉnh Tây Côn Lĩnh Hà Giang, những đồi chè Shan Tuyết hiện lên với những cây cổ thụ đã tồn tại đến hàng trăm năm, cành lá xum xuê, um tùm. Có những cây còn cao lên tới hàng chục mét. Bạn có thể thấy được sự đồ sộ của chúng với những gốc cây to hơn 2 vòng tay, nổi gân xù xì.
Có được sự phát triển tốt như vậy là do khí hậu thuận lợi ở khu vực Hoàng Su Phì Hà Giang. Quanh năm gần như đều mát mẻ nên cây lá luôn xanh tươi và mơn mởn. Hương vị lá chè cũng nhờ đó mà mang đặc trưng riêng mà không phải nơi nào cũng có được. Đặc điểm của chè Shan Tuyết là vị đậm và cực kì thơm.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Du Lịch Hà Giang thì vẫn luôn nổi tiếng với hình ảnh những cánh đồng ruộng bậc thang nối đuôi nhau trải dài như vô tận. Và tại Hoàng Su Phì, đặc biệt là gần Tây Côn Lĩnh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp này thỏa thích. Sẽ không khó để bắt gặp những thửa ruộng bậc thang ở dọc đường qua xã Hồ Thâu, qua bản Phùng, hay xã Thông Nguyên,….
Ghé tới đây vào các thời điểm khác nhau trong năm, bạn sẽ bắt gặp những vẻ đẹp khác nhau. Lúc thì xanh bát ngát cả một vùng trời, lúc lại vàng ươm, óng ả, thơm ngào ngạt cả núi rừng Hoàng Su Phì. Đặc biệt vào mùa thu hoạch, khung cảnh còn tuyệt diệu và tràn đầy sức sống hơn với nét đẹp lao động bà con dân tộc.
Xem thêm: Chè Shan Tuyết Hà Giang Cổ Thụ | Báu Vật Của Vùng Cao Nguyên Đá
Rừng nguyên sinh
Và chắc chắn để lên được tới đỉnh Tây Côn Lĩnh Hà Giang, du khách trước tiên phải chinh phục những cánh rừng rậm nguyên sinh. Các khu rừng ở Hoàng Su Phì luôn nổi tiếng là sở hữu thảm thực vật đa dạng, bao gồm nhiều loại cây khác nhau. Từ các cây nhiệt đới, cây thân thảo, cây lau,…cho tới cả những cây cổ thụ hùng vĩ, sừng sững hiên ngang.
Truyền thuyết về huyền thoại vua La Chí – Hoàng Vần Thùng
Đỉnh Tây Côn Lĩnh còn gắn liền với một truyền thuyết ly kì và hấp dẫn về vị vua La Chí – Hoàng Vần Thùng. Người dân ở đây đã truyền tai nhau và lưu giữ rất nhiều câu chuyện huyền bí cho đến tận bây giờ.
Cụ thể, theo người già làng trong bản kể lại, khu vực này là nơi chôn cất thân thể của vua Hoàng Vần Thùng cùng với mọi tài sản của ông. Vì vậy, nếu có bất kì kẻ nào cố tình phá hoại và xâm phạm đến ngôi miếu thiêng ở đây thì chắc chắn sẽ bị trừng trị, đáng sợ hơn có thể kể đến như: bị lạc đường lạc lối, thậm chí là bị dại. Hằng năm, người dân đồng bào đều chuẩn bị lễ cúng vua đầy đủ và mời 8 thầy mo đại diện cho 4 đời dòng họ người La Chí đến làm lễ cũng bái.
Nghĩa địa Tây
Đây là nơi gắn liền với tai nạn máy bay quân sự vào năm 1947. Đây là một sự kiện kinh hoàng xảy ra trên dãy Tây Côn Lĩnh Hà Giang. Sau đó, nghĩa địa Tây đã được xây dựng cách trung tâm xã Tùng Sán, huyện Hoàng Su Phì tầm 7 km.
Nghĩa địa gồm có 24 ngôi mộ của 24 người binh lính Tây. Dù đã trải qua hơn 50 năm nhưng đến bây giờ, khu vực này vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt, tuyệt đối nghiêm cấm thực hiện canh tác, gieo trồng để giữ gìn những giá trị thiêng liêng nhất.
Vẻ đẹp của đỉnh Tây Côn Lĩnh
Khi lên tới điểm cao nhất, tức là đỉnh Tây Côn Lĩnh. Bạn sẽ nhìn thấy rất rõ toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ và cuộc sống thanh bình nơi đây. Đặc biệt, du khách có thể ghé tới trạm của Ban Quản Lý rừng đặc dụng. Tại đó, bạn sẽ được tham quan khu vườn trồng rất nhiều loại cây cối khác nhau.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tới thăm trại nuôi cá hồi nằm ngay trên đỉnh núi. Nơi đây có môi trường thích hợp để dòng cá hồi Bắc Âu có thể sinh sống và phát triển tốt. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý đảm bảo an toàn vì khu vực này sẽ nằm ở vệ đường với 2 bên đều khá nguy hiểm. 1 bên là thác nước xối ào ào và vực sâu, còn 1 bên là những vách núi cao, dốc dựng đứng.
Đặc biệt hơn, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh sẽ có một cột mốc ghi dòng chữ “Khu vực biên giới”. Đó cũng là địa điểm check in nổi tiếng ở đây cũng những du khách kiên trì vượt qua được thử thách và đặt chân được tới “nóc nhà vùng Đông Bắc” này.
Vào mùa xuân, Tây Côn Lĩnh có nhiệt độ cao nhất là 23 độ C, và thấp nhất là 18 độ C, khá lạnh. Tuy nhiên vào tàm tháng 2 – tháng 4, không khí sẽ ấm dần. Thêm vào đó, dọc đường đi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vô vàn sắc màu rực rỡ của mùa xuân với hoa đào, hoa mận, hoa mơ thi nhau nở rộ.
Đến mùa khô, thường là tầm từ cuối tháng 4 cho đến tháng 9, đỉnh Tây Côn Lĩnh thường có lượng khách ghé tới khá đông. Đó là bởi khí hậu vào thời gian này khá mát mẻ, có nắng nhưng không còn quá gắt. Không khí thì trong lành, đường đi cũng vì vậy mà bớt khó khăn hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem trước dự báo thời tiết vì sẽ thường có mưa rào.
Đến khoảng tháng 9 – tháng 10, nhiệt độ dao động từ 20 độ C cho tới 25 độ C. Tuyệt vời nhất là lượng mưa trung bình trong thời điểm này sẽ khá thấp, không có nhiều sương mù. Vì vậy, du khách thường tới đỉnh Tây Côn Lĩnh vào khoảng thời gian này để thực hiện những chuyến săn mây thú vị.
Cuối cùng là giai đoạn tháng 11 đến cuối tháng 1 năm sau. Du khách cần chú ý mặc đủ ấm vì thời tiết lúc này sẽ khá lạnh, có những lúc còn xuống dưới 20 độ C. Ưu điểm khi leo núi vào mùa này: săn tuyết, nhìn trực tiếp được băng giá bao phủ. Đây cũng là mùa của vô vàn loài cây, loài hoa đẹp như: hoa dã quỳ, hoa đỗ quyên, cây lau,…
Nếu đã chinh phục xong được đỉnh Tây Côn Lĩnh, du khách có thể nghỉ ngơi 1 đêm. Sau đó tiếp tục hành trình của mình tới các địa điểm du lịch Hà Giang xung quanh. Vì vậy, tại khu vực này dịch vụ lưu trú cũng cực kì phát triển, đặc biệt là các cơ sở homestay chất lượng, giá rẻ.
Nếu thích những căn phòng theo kiểu bungalow thì chắc chắn không thể bỏ lỡ Hoàng Su Phì Lodge. Điểm đặc biệt của cơ sở này nằm ở vị trí tọa lạc – ngay trên ruộng bậc thang. Vì vậy view xung quanh sẽ là quang cảnh thiên nhiên núi rừng Hà Giang.
Tổng cộng tại homestay có tất cả 12 bungalow với 2 hạng chính: Deluxe, và Luxury. Không gian mỗi căn đều rất rộng, thoáng và rất tiện nghi với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. Thậm chí có cả: ấm siêu tốc, máy pha cà phê, điều hòa hai chiều,….Các bungalow đều có ban công để du khách thoải mái ngắm cảnh thư giãn.
Mức giá sẽ tùy theo từng loại phòng. Trung bình các phòng sẽ có giá thuê từ 1 300 000đ – 2 300 000đ. Đây sẽ là bảng giá được niêm yết và công khai rõ ràng, đã bao gồm 1 bữa ăn sáng và các dịch vụ kèm theo khác. Cơ sở sẽ cam kết tuyệt đối không tự ý tăng ngay cả vào những dịp cao điểm.
Thông tin chi tiết:
Nếu bạn muốn ngắm nhìn những cánh đồng lúa kéo dài vô tận tại Hoàng Su Phì, đặc biệt vào mùa lúa chín Hà Giang thì Chí Tài Homestay là một lựa chọn hoàn hảo. Hằng năm, địa điểm đều có lượt khách ra vào thuê phòng khá đông. Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, đến hiện tại, Chí Tài Homestay đã mở thêm 2 cơ sở chi nhánh nằm ngay gần nhau.
Homestay có kiến trúc là căn nhà sàn truyền thống với 2 tầng và 1 sảnh chung rộng rãi để tổ chức các bữa tiệc BBQ ngoài trời, thưởng thức đặc sản Hà Giang hay những chương trình giao lưu văn hóa bản địa đặc sắc. Hệ thống phòng nghỉ tại đây sẽ gồm có 3 loại: phòng đôi, phòng gia đình, và phòng tập thể. Giá thuê phòng sẽ rơi vào mức từ 80 000đ – 400 000đ/đêm.
Thông tin chi tiết:
Xem thêm: Top 05 Chợ Phiên Hà Giang Đậm Nét Truyền Thống Và Đẹp Nhất Năm 2023
Tiếp tục là một cơ sở homestay Hà Giang thuộc thôn Nậm Hồng, khá gần với đỉnh Tây Côn Lĩnh. Lượng phòng ở đây khá lớn, tận 14 phòng nghỉ với 3 hạng chính: phòng đôi, phòng dành cho 4 người, và phòng gia đình/tập thể. Diện tích mỗi phòng rất rộng, từ khoảng 28 m2 cho tới 35 m2.
Thiết kế kiến trúc của các căn là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Đa số vật liệu sử dụng trong mỗi phòng là gỗ và tre nữa. Thêm vào đó, mức giá thuê tại đây được đánh giá là khá phù hợp và tương xưng với chất lượng dịch vụ, rơi vào khoảng từ 500 000đ – 1 500 000đ.
Thông tin chi tiết:
Xem thêm: Top 05 Homestay Hoàng Su Phì Có View Ngắm Lúa Chín Đẹp Nhất Hà Giang
Đỉnh Tây Côn Lĩnh Hà Giang là một hành trình dài đầy thử thách chông gai. Vì vậy, trước khi chinh phục địa điểm này, bạn đừng quên ghi lại những lưu ý sau để có thể thực hiện chuyến đi của mình một cách an toàn. Hãy cùng 2Trip tìm hiểu nhé!
Du khách nên chọn cho mình những trang phục có độ cao dãn, dễ vận động, khuyến khích sử dụng những bộ đồ leo núi. Bạn cũng đừng quên mặc thêm áo giữ nhiệt và mang sơ cua theo một chiếc áo khoác dày vì càng lên cao thì nhiệt độ sẽ càng giảm dần. Để đảm bảo sức khỏe hơn nữa thì cần mang thêm những chiếc mũ trùm đầu, găng tay và khăn len.
Về giày dép, tuyệt đối không sử dụng giày búp bê, giày đế cao, hay gót nhọn, sẽ cực kì nguy hiểm trong quá trình di chuyển của bạn. Tốt nhất hãy đi giày thể thao mềm, êm, chống trơn trượt tốt. Bạn cũng mang kèm theo 1 đôi dép xỏ ngón để thay ở những chặng nghỉ cho thoải mái nhé!
Tư trang cá nhân cũng là một yếu tố cần phải lưu trú cho chuyến đi này. Thứ nhất là chuẩn bị cho mình một chiếc balo chuyên dụng để leo núi. Cầm kèm theo một chiếc túi đeo chéo hoặc là một chiếc balo dây rút để đựng một số những đồ dùng sử dụng thường xuyên.
Những trang bị bạn cần mang theo có thể kể đến như: túi y tế gồm những đồ sơ cứu và loại thuốc cần thiết, bình xịt chống côn trùng đốt, sạc điện thoại/pin dự phòng, áo mưa, cũng như đồ ăn nhẹ, nước uống….Quan trọng nhất là bản đồ du lịch Hà Giang.
Cần kiểm tra phương tiện di chuyển của mình trước khi thực hiện chuyến đi. Nếu là xe máy cá nhân, bạn hãy đem chúng đi bảo dưỡng để được kiểm tra tổng thể, tránh gặp những trục trặc không đáng có dọc đường.
Ngoài ra, trong quá trình đến với đỉnh Tây Côn Lĩnh Hà Giang, bạn hãy đảm bảo duy trì tốc độ đi an toàn. Nên nghỉ chân và đổi người lái thường xuyên để hạn chế những trường hợp như: mệt mỏi, buồn ngủ khi lái xe.
Xem thêm: Bỏ Túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Giang Chi Tiết Từ A Đến Z
Dọc đường leo lên đỉnh Tây Côn Lĩnh, bạn có thể nghỉ qua đêm tại khu vực lán, nơi có 1 căn nhà nhỏ của gia đình dân tộc Mông. Tại đó, bạn có thể tự mình nhóm củi và thực hiện nấu nướng, ăn uống. Tuy nhiên, trong quá trình nghỉ ngơi ở đây, bạn hãy hạn chế di chuyển đi xung quanh, đặc biệt vào buổi tối vì địa hình khá hiểm trở, còn có thác nước lớn.
Càng lên càng cao thì cung đường càng khó đi hơn. Vì vậy bạn hãy chuẩn bị một cây gậy leo núi để chắc chân hơn với những đoạn dốc cao. Cùng với đó, tốt hơn hết hãy thuê thêm porter là người dân bản địa đi cùng để được hướng dẫn và hỗ trợ cẩn thận và cụ thể.
Bên cạnh đó, bạn cần xin giấy phép ở đồn Biên phòng Lao Chải để thực hiện leo núi lên đỉnh Tây Côn Lĩnh Hà Giang. Thủ tục này không quá phức tạp, vì vậy hãy mang đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân để nhanh chóng hoàn tất nhé!
Đỉnh Tây Côn Lĩnh Hà Giang là nơi không dân phượt nào không mê. Với những thông tin được cung cấp trong bài viết này, 2Trip rất vui nếu như có thể góp phần giúp bạn khám phá thêm một tour du lịch Hà Giang hấp dẫn và thực hiện được những chuyến đi sắp tới của mình 1 cách trọn vẹn nhất!
Nguồn tham khảo:
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch