Tỉnh Hà Giang là mảnh đất “địa đầu Tổ quốc” được những tín đồ xê dịch vô cùng muốn ghé thăm một lần trong đời. Bạn hãy khám phá du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất cùng 2Trip ngay bây giờ nhé!
Tỉnh Hà Giang có vị trí địa lý thuộc vùng Đông Bắc của đất nước Việt Nam. Địa điểm này sẽ tiếp giáp với các khu vực như: phía Bắc giáp với lãnh thổ Trung Quốc; phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang; phía Tây giáp với Lào Cai, Yên Bái và phần phần phía Đông giáp với Cao Bằng nước ta. Tổng cộng diện tích của tỉnh Hà Giang lên tới gần 8.000km2 bao gồm một thành phố trung tâm và 10 huyện nhỏ.
Trung tâm của tỉnh Hà Giang chính là thành phố Hà Giang, cách Hà Nội khoảng 320km. Bạn có thể sử dụng xe khách Hà Nội Hà Giang để di chuyển đến địa điểm này một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Khí hậu Hà Giang được coi là nơi giao thoa giữa miền núi cao và vùng nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, cơ bản nơi đây có đặc điểm khí hậu của vùng núi Việt Bắc thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Hà Giang sẽ mang đặc tính lạnh hơn so với các tỉnh phía Đông Bắc nhưng lại ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc của Tổ quốc.
Hà Giang có mùa đông lạnh buốt, kéo dài tập trung vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Có những thời điểm nhiệt độ thấp nhất đo được dưới -10 độ C và bắt đầu xuất hiện băng, tuyết trên các đỉnh núi cao. Mùa hè sẽ oi nóng, mưa nhiều, đặc biệt nổi bật vào tháng 7 – 8 hàng năm. Những năm đỉnh điểm có thể lên tới 41 độ C.
Ngoài ra, Hà Giang còn xuất hiện mùa mưa và mùa khô. Đa phần mùa mưa sẽ bắt đầu từ cuối tháng 5 và kết thúc vào tháng 9. Vì đặc điểm nhiều sông ngòi, núi cao nên mùa mưa thường xuyên xảy ra mưa đá, lũ quét làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Còn mùa khô thường kéo dài từ tháng 9 – tháng 4 năm sau.
Từ thời Hùng Vương, miền đất Hà Giang trực thuộc bộ Tân Hưng – một trong tổng cộng 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Cho đến thời kỳ Thục phán An Dương Vương thì Hà Giang thuộc địa phận của bộ lạc Tây Vu. Vào đầu thế kỷ thứ 15 trong giai đoạn Minh, Hà Giang được đổi tên thành Bình Nguyên. Từ năm 1973 trở về sau được gọi là Vị Xuyên.
Địa hình Hà Giang được chia thành 3 vùng chính. Vùng núi cao phía Bắc có vị trí sát chí tuyến Bắc được gọi với cái tên cao nguyên Đồng Văn. Địa danh này bao gồm huyện Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc cùng hơn 90% tổng diện tích là núi đá vôi, cũng chính là điểm đặc trưng nhất của địa hình Karst.
Vùng núi đất ở phía Tây lại thuộc khối núi ở thượng nguồn sông Chảy. Nhìn chung, tỉnh Hà Giang những năm gần đây luôn được du khách trong và ngoài nước yêu thích bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, địa hình đa dạng.
Xem thêm: Dốc Thẩm Mã Hà Giang | Cung Đường Đèo Cao Nguyên Đá Tây Bắc
Mùa xuân nơi đây chỉ hơi se lạnh, dễ chịu và có nắng không quá gắt. Bầu trời trong xanh, ít mưa nên du khách có thể thoải mái thăm thú nhiều địa điểm chỉ trong vòng một ngày. Vào thời điểm này, hoa mận, hoa đào, hoa ban nở rộ, du khách yêu thích chụp ảnh cùng những cánh đồng hoa rực rỡ tại đây.
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để du khách hòa mình vào không khí lễ hội, các trò chơi dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Mùa xuân là thời điểm “vàng” để tổ chức các lễ hội như lễ hội đấu ngựa, lễ hội Lồng tồng, lễ hội chọi trâu… đặc trưng thu hút hàng triệu người tham gia trải nghiệm hàng năm.
Đặc biệt nhất là lễ hội Gầu Tào. Đây không chỉ là hoạt động mang tính chất tâm linh lớn nhất của dân tộc H’Mông ở Tả Sử Chóong mà còn mang tính chất kết nối các đồng bào dân tộc của tỉnh Hà Giang. Lễ hội này sẽ được tổ chức từ ngày mùng 1 – 15 tháng riêng mỗi năm. Và ý nghĩa của nghi thức này là để cầu mệnh và cầu phúc cho nhân dân nơi đây.
Đối với những gia đình không có con, sinh con một bề, gia chủ sẽ nhờ chị dâu, anh trai (những người có con trai và con gái) chặt một cây mai cao to và bắt buộc phải có lá để dựng nêu cầu phúc. Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động thể chất như nhảy ngựa, bắn cung, đánh quay…
Xem thêm: Dinh Thự Họ Vương Hà Giang | Lịch Sử, Kinh Nghiệm Tham Quan & Giá Vé
Thời tiết vào hè tại Hà Giang vẫn giữ được không khí mát mẻ, trong lành và ánh nắng mặt trời. Trung bình nhiệt độ chỉ dao động quanh 20 – 22 độ C nên du khách dễ dàng tham gia nhiều hoạt động ngoài trời.
Mùa hè cũng là thời điểm được các bạn trẻ đam mê phượt ghé thăm nhiều nhất. Hà Giang nổi tiếng với những con đèo dốc thẳng đứng cũng khúc cua mạo hiểm. Con sông Nho Quế đã “làm mưa làm gió” mạng xã hội cho đến ngày nay và được các bạn trẻ check-in thường xuyên.
Đặc biệt, tháng 4 hằng năm nổi tiếng với lễ hội chợ tình Khâu Vai – nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất Hà Giang. Đây là một trong những sự kiện được mong chờ nhất trong năm và là nơi để những chàng trai, cô gái gặp gỡ và trò chuyện với nhau. Lễ hội đã tồn tại từ hơn 100 năm trước nhưng vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ, thuần túy.
Cho đến mùa nước đổ vào tháng 5, tháng 6, người dân bắt đầu đi lấy nước để chuẩn bị cho mùa vụ sắp tới. Từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ phải choáng ngợp trước vẻ đẹp của các thửa ruộng bậc thang nơi đây.
Xem thêm: Khám Phá Sông Nho Quế Hà Giang | Kinh Nghiệm Đi Thuyền Trên Sông
Mùa thu nơi đây bắt đầu từ tháng 8 cho đến cuối tháng 10. Vào mùa này, Hà Giang nổi bật với màu lúa chín vàng trải dài trên các thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì.
Ngoài ruộng bậc thang, du khách thường tìm đến nơi đây để săn mây trên đỉnh núi Mã Pì Lèng và quan sát người dân thu hoạch lúa và tìm kiếm những cánh đồng hoa tam giác mạch, hoa cúc vàng. Bên cạnh đó, mùa thu Hà Giang nhộn nhịp với nhiều sự kiện, lễ hội được tổ chức.
Đầu tiên phải kể đến lễ hội nhảy lửa hay còn được gọi với cái tên lễ hội cầu lửa. Dân tộc Pà Thẻn Hà Giang thường tổ chức sự kiện này vào ngày 16/10 Âm lịch mỗi năm. Đây là sự kiện này cầu phúc cho một mùa màng bội thu, xua đuổi vận xui, sức khỏe viên mãn.
Lễ hội này sẽ được tổ chức theo từng họ và dâng lên thần lửa một con gà trống, một bát gạo, hương, tiền giấy… Quá trình dâng lễ vật và cúng thần sẽ diễn ra trong khoảng 5 – 7 tiếng đồng hồ. Từ 8h tối, các thanh niên trong làng sẽ ngồi đối diện thầy mo và bắt đầu nhảy qua đống lửa cháy rực từ 3 – 4 phút vô cùng điêu luyện và không hề bị bỏng.
Một nét đẹp văn hóa đến từ dân tộc Tày là lễ hội Cầu Trăng được diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch. Người Tày quan niệm rằng mẹ Trăng mới là người ban sự sống xuống trần gian. Lễ hội này được tổ chức để dành cho mẹ Trăng xuống hạ giới đón Tết trung thu và cầu cho một năm bình an, mùa màng bội thu.
Tuy nhiên, phần lễ sẽ được tổ chức trước vào ngày 14 Âm lịch và sau ngày rằm mới đến phần hội. Nếu có dịp ghé thăm Hà Giang vào mùa thu, bạn có thể tham gia các trò chơi dân gian cùng người bản địa, lắng nghe những giai điệu dân ca từ nhạc cụ truyền thống và thưởng thức văn hóa ẩm thực của người dân tộc Tày.
Xem thêm: Tất Tần Tật Về Du Lịch Hà Giang Tháng 11 | Thiên Nhiên, Cảnh Sắc, Lễ Hội, Đặc Sản
Thời điểm cuối năm ở Hà Giang sẽ có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với khu vực đồng bằng. Đây chính là thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ các sườn núi, thung lũng. Bởi vậy, vào nửa cuối tháng 11 lễ hội hoa tam giác mạch ra đời để quảng bá văn hóa, vẻ đẹp di sản và nâng cao tiềm năng du lịch của danh thắng này.
Từ đó, lễ hội hoa tam giác mạch ra đời để quảng bá văn hóa, vẻ đẹp di sản và nâng cao tiềm năng du lịch của danh thắng này. Nửa cuối tháng 11 Dương lịch là mốc thời gian được lựa chọn để tổ chức lễ hội này. Còn địa điểm thường xuyên được linh động giữa chợ tình Khâu Vai, sân vận động thị trấn Đồng Văn…
Bên cạnh đó, Lễ Cấp Sắc (Lễ lập tịnh) cũng là một nghi lễ vô cùng linh thiêng dành riêng cho nam giới của dân tộc người Dao để đánh dấu mốc thời gian trưởng thành của người được cấp sắc. Và sự kiện này thường được diễn ra vào những tháng cuối năm (tháng 11, tháng 12, tháng Giêng). Từ thời điểm đó, họ sẽ chính thức được hỗ trợ thầy cúng, tham gia vào công việc hệ trọng của làng và cho đến khi chết mới được phép đoàn tụ cùng tổ tiên.
Xem thêm: Homestay Quản Bạ Hà Giang | 07 Cơ Sở Với Không Gian Độc Đáo Và Chất Lượng Tuyệt Vời
Theo như công thức truyền thống, món Thắng Cố sẽ được chế biến từ lòng ngựa. Tuy nhiên, để đảm bảo hương vị dễ ăn phù hợp với tất cả mọi người thì chủ quán Hà Giang đã chuyển sang sử dụng các loại nguyên liệu từ thịt bò, lợn, trâu.
Nước dùng của món Thắng Cố được ninh từ xương cùng lục phủ ngũ tạng của các loài động vật trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, lục phủ ngũ tạng còn được hầm cùng với hơn 12 loại thảo mộc rừng vô cùng tốt cho sức khỏe.
Món ăn này có mùi hơi ngai ngái của lòng non nên sẽ hơi khó ăn với những người lần đầu thưởng thức. Tuy nhiên, càng ăn bạn sẽ dần cảm nhận được vị bùi của thịt, thanh bùi của nước hầm và hơi cay nhẹ của các nguyên liệu tự nhiên.
Xem thêm: Top 07 Quán Ăn Ngon Ở Đồng Văn Mà Dân Bản Địa Không Muốn Nói Bạn Biết
Thắng Dền thường được biết đến là món ăn vặt đặc sản Hà Giang nổi tiếng. Nguyên liệu chính tạo thành lớp vỏ bên ngoài là gạo nếp hương thuộc huyện Yên Minh. Loại gạo này có hình dáng to tròn, chắc hạt, khi nếu lên thì cực kỳ dẻo thơm và có vị hơi ngọt ngọt. Bánh có thể bọc nhân vừng, đậu hoặc làm chay tùy theo sở thích mỗi gia đình.
Gạo nếp sau khi được chọn lựa kĩ càng sẽ được ngâm qua đêm cho nở, để ráo và bắt đầu mang đi xay. Sau khi xay sẽ được người dân đổ vào túi vải để ép nước cho đến khi thu được một hỗn hợp bột đặc mịn, sau đó mới bắt đầu nặn thành bánh. Mỗi viên bánh sẽ được nặn theo hình tròn, có kích cỡ như viên bánh trôi. Bánh sẽ được mang đi luộc sau khi hoàn thành.
Tiếp theo, nước đường cũng sẽ được đích thân người dân nấu lên từ gừng và đường hoa mai. Một bát Thắng Dền sẽ bao gồm nước đường, bánh, vừng và một chút dừa sợi và lạc rang rắc bên trên. Đây là một món ăn chơi ấm nóng rất thích hợp để ăn vào mùa đông.
Món Cháo Ấu Tẩu từ xa xưa được coi là món ăn giải cảm của người dân tộc Mông. Món ngon được chế biển từ gạo nếp nương cùng với củ ấu tẩu và chân giò lợn.
Củ ấu tẩu vốn dĩ là loại thực vật có độc tính cao, nhưng người dân nơi đây đã biến nguyên liệu này thày thực phẩm giàu dinh dưỡng, vô cùng tốt đối với sức khỏe. Củ ấu tẩu trước khi nấu cùng gạo sẽ được ngâm trong nước vo gạo và đun nhừ. Sau khi được nấu chung với gạo nương và chân giò sẽ tạo nên một hỗn hợp có màu nâu nhạt và hương vị đậm đà đặc trưng.
Cháo Ấu Tẩu nấu lên sẽ có vị đắng như củ tam thất. Nhưng vị đắng khi kết hợp với sự dẻo mềm của củ ấu tẩu, vị ngọt bùi của nước hầm xương lại vô cùng độc đáo, dễ ăn. Món ăn này đặc biệt được bán quanh năm nhưng chỉ được bày bán vào buổi tối trong ngày. Theo như kinh nghiệm của người dân địa phương, Cháo Ấu Tẩu sẽ phát huy tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ đêm.
Xem thêm: Top 10 Đặc Sản Hà Giang Mua Làm Quà Đảm Bảo Vừa Ngon Vừa Xịn
Đây không chỉ là một món ăn đặc sản Hà Giang thông thường mà còn là một biểu tượng văn hóa của người dân tộc Dao Đỏ. Bánh chưng gù sẽ được gói bằng lá giong riêng để tạo nên màu xanh đậm bắt mắt, độc đáo. Và bánh sẽ chỉ được gói từ một lớp lá bên ngoài.
Tại các tỉnh phái Bắc Việt Nam, có rất nhiều nhà xe khai thác tuyến chạy thẳng đến thành phố Hà Giang. Tuy nhiên, du khách ở miền Nam và miền Trung sẽ khó khăn hơn. Bạn có thể sử dụng xe khách hoặc máy bay để đến thủ đô Hà Nội. Từ đây, mọi người có thể đón xe khách Mỹ Đình Hà Giangđể đi thẳng đến TP Hà Giang nhé.
Du khách có thể lựa chọn xe giường nằm hoặc xe limousine để tới Hà Giang. Sau khi đến nơi, hành khách có thể thuê xe máy Hà Giang tự lái để khám phá từng địa điểm một cách chủ động và tiết kiệm nhất. Giá cả chỉ từ 200.000 – 300.000đ/lượt.
Xem thêm: Tổng Hợp 07 Xe Khách Đi Hà Giang Từ Sân Bay Nội Bài Giá Rẻ, Chất Lượng
Nếu du lịch Hà Giang vào mùa mưa sẽ có khá nhiều bất tiện trong việc di chuyển và chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Bạn cần phải lưu ý một vài điều sau để có một chuyến đi an toàn nhất:
Như vậy, “du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất?” là câu hỏi được rất nhiều du khách quan tâm và muốn tìm hiểu. Bài viết trên đây của 2Trip nhằm đem đến thông tin hữu ích để mọi người có thể có những chuyến đi an toàn và vui vẻ nhất. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Nguồn tham khảo:
Có thể bạn quan tâm
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch