Bạn đang lên kế hoạch có một chuyến đi Mèo Vạc Hà Giang? Nhưng lại chưa biết khám phá vùng đất này sao cho trọn vẹn nhất. Vậy thì bài viết này là dành cho bạn. Tại đây, 2trip sẽ chia sẻ về cách khám phá Mèo Vạc Hà Giang chi tiết nhất.
Mèo Vạc là một tỉnh miền núi biên giới của Hà Giang, Việt Nam. Là một phần của Cao Nguyên đá Đồng Văn, với nhiều địa điểm du lịch Hà Giang nổi tiếng như sông Nho Quế, đèo Mã Pí Lèng, chợ tình Khâu Vai, con đường Hạnh Phúc…Mèo Vạc luôn là điểm đến được nhiều du khách ưu tiên trong danh sách khám phá Hà Giang của mình.
Với phần lớn địa hình là núi đá vôi, nên người dân Mèo Vạc có hình thức sinh hoạt nông nhiệp chủ yếu là trồng trọt và khai thác các loại cây dược liệu và chăn thả các loài động vật như trâu, bò, dê, ngựa. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mèo Vạc có 17 xã và 1 thị trấn trung tâm, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau.
Huyện Mèo Vạc còn là một điểm sáng trong lịch sử 2 cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dù bị thiệt hại nặng nề, nhưng người dân Mèo Vạc, đặc biệt là người dân xã Sơn Vỹ đã quyết tâm không sơ tán, để ở lại chiến đấu và sản xuất, tiếp tế lương thực cho bộ đội ta.
Nếu di chuyển đến Hà Giang bằng xe khách, sau đó bạn cần thuê xe máy Hà Giang hoặc ô tô tự lái để có thể di chuyển đến Mèo Vạc. Khi đã chuẩn bị xong phương tiện di chuyển, bạn cần nắm rõ lộ trình đi từ trung tâm thành phố Hà Giang đến Mèo Vạc.
Từ trung tâm thành phố Hà Giang có 3 con đường lớn để đi đến Mèo Vạc. Trong đó có 2 đường khá hiểm trở với những cung đèo và dốc khó nhằn nổi bật là dốc Bắc Sum. 2 cung đường này thường là lựa chọn yêu thích của những phượt thủ. Với cung đường thứ 3, đường đi khá bằng phẳng, di chuyển dễ dàng hơn với ít khúc cua.
Lộ trình di chuyển của 3 cung đường như sau:
Sông Nho Quế được coi là biểu tượng xanh của Mèo Vạc Hà Giang, bởi nước sông hầu như nước sông lúc nào cũng có màu xanh ngọc bích quanh năm. Theo các nhà khoa học, khi chảy qua những dãy núi đá vôi, những trầm tích đá vôi đã tạo nên màu xanh tuyệt đẹp như vậy.
Dòng sông Nho Quế nằm dưới chân đèo Mã Pí Lèng, chảy qua những vách đá, tạo thành một đường ranh giới tự nhiên giữa các con đèo ở đây. Đứng trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống dòng sông Nho Quế, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ nơi đây.
Từ đỉnh đèo Mã Pí Lèng, bạn có thể đi theo lối mòn của dân địa phương trên sườn núi chạy theo con sông về hướng hạ lưu để xuống khu vực đi thuyền. Bạn có thể lựa chọn đi thuyền gỗ, thuyền lớn hoặc từ chèo thuyền kayak để chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Chi phí thường từ 100.000đ – 150.000đ/ người tùy vào loại thuyền cho 20 phút đi thuyền.
Đèo Mã Pí Lèng thuộc quốc lộ 4C đoạn qua xã Pả Vi và Pả Lủng huyện Mèo Vạc, nối liền thành phố Hà Giang với các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Với độ hiểm trở của các cung đèo, đây được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, điểm đến các cánh dân phượt không thể bỏ qua khi đến Mèo Vạc Hà Giang.
Đèo Mã Pí Lèng có chiều dài khoảng 20km, nổi tiếng với những khúc cua gấp nối tiếp nhau và có độ dốc cao, thách thức cả những tay lái cừ nhất. Chính tên gọi đã thể hiện ngay sự hiểm trở của cung đèo. Theo tiếng người H’Mông, Mã Pí Lèng có nghĩa là sống mũi ngựa, ám chỉ sự nguy hiểm, treo leo gần như thẳng đứng của con đèo này.
Điểm dừng chân để check in trên đèo Mã Pí Lèng được các bạn trẻ yêu thích là “mỏm đá tử thần Hà Giang“. Đây là một mỏm đá nhỏ nằm giữa vách núi tại khu vực cuối đèo Gió. Ngay cạnh quán cà phê A Páo trên đèo Gió, có một lôí nhỏ dẫn ra mỏm đá, đi theo lối này khoảng chừng hơn 2km là đến mỏm đá.
Hẻm Tu Sản nơi đánh dấu dòng sông Nho Quế chảy qua núi Mã Pí Lèng, bắt đầu chảy vào Mèo Vạc. Địa hình đoạn qua núi Mã Pí Lèng chủ yếu là dốc cao, nên dòng chảy của sông Nho Quế vô cùng mãnh liệt, nhưng khi đến hẻm Tu Sản thì dòng nước này bỗng nhiên lại trôi lẳng lặng, trữ tình và rất nên thơ.
Với độ sâu lên đến 1km, đây được coi là một trong những con hẻm sâu nhất của khu vực Đông Nam Á. Tu Sản được mệnh danh là “đệ nhất hùng quan” của Hà Giang với chiều cao vách đá lên tới 700-800m, chiều dài 1,7km tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc lạ, kỳ vỹ giữa núi rừng Tây Bắc.
Hẻm Tu Sản được hình thành nhờ sự kiến tạo của lớp vỏ Trái Đất từ hàng triệu năm trước, khi cao nguyên đá này còn chìm dưới mặt biển. Trải qua các quá trình kiến tạo và dịch chuyển của các lục địa, nước rút đi, để lại di sản địa chất độc nhất này cho tới giờ. Tại đây, người ta đã khám phá ra nhiều nhóm hóa thạch cổ sinh trong các tầng đá vôi.
Xem thêm: Hẻm Tu Sản Hà Giang | Danh Thắng Lịch Sử Hình Thành Từ Hàng Triệu Năm
Con đường hạnh phúc là tên gọi của một phần tuyến đường thuộc quốc lộ 4C. Với chiều dài gần 200km bắt đầu từ cột mốc số 0 thành phố Hà Giang đi qua 4 huyện miền cao bao gồm Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn đến Mèo Vạc.
Con đường này phải mất 8 năm mới hoàn thành, được khởi công xây dựng vào tháng 9/1959. Con đường ghi dấu sự hi sinh cao cả của thanh niên đến từ 16 dân tộc xây dựng trong 2 triệu ngày công với điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Làm việc với những công cụ thô sơ cộng thêm địa hình đồi núi cheo leo, không ít giọt máu đã đổ trên tuyến đường này.
Con đường được xây dựng đã trở thành tuyến đường huyết mạch quan trọng của tỉnh, góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho dân tộc, cho đồng bào nơi đây. Vì vậy, người dân nơi đây gọi đây là “Con đường Hạnh Phúc”.
Cửa khẩu Săm Pun Hà Giang còn được mọi người biết đến với tên gọi là cửa khẩu Thượng Sơn. Đây là cửa khẩu quốc gia của Việt Nam, thuộc địa phận xã Xín Cái và Thượng Phùng, cách trung tâm huyện Mèo Vạc hơn 30km.
Đường đến Săm Pun sẽ là một trải nghiệm cực thú vị dành cho những bạn trẻ có niềm đam mê phượt và luôn khát khao được chinh phục các cung đường đèo khó nhằn ở Hà Giang. Những cung đường uốn quanh các dãy núi tưởng chừng như dài vô tận, cứ đỉnh ngọn núi này lại là chân của ngọn núi khác.
Đến Săm Pun, bạn sẽ cảm nhận được không khí yên bình và thanh tĩnh của miền biên viễn. Cả vùng núi rừng rộng lớn nhưng chỉ có lác đác vài ngôi nhà vách đất đơn sơ, mộc mạc. Ngoài ra, bạn sẽ còn cảm nhận được sự thiêng liêng của tinh thần tự hào dân tộc khi đặt tay lên cột mốc 476 – đánh dấu danh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Mỏm đá tử thần Hà Giang nằm cuối đèo Gió, thuộc địa phận xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là điểm check in đầy mạo hiểm và thách thức dành cho các phượt thủ khi chinh phục hết đèo Mã Pí Lèng.
Mỏm đá tử thần là một mỏm đá phẳng, nhẵn, đâm ra từ núi đá cheo leo. Từ vị trí mỏm đá, bạn sẽ thu trọn được cảnh núi non hùng vĩ của Hà Giang và dòng dông Nho Quế thơ mộng vào trong tầm mắt. Với độ cao như vậy, không phải ai cũng có đủ tự tin và can đảm để ngồi lên mỏm đá này.
Khi đến cuối đèo Gió bạn sẽ gặp quán cà phê A Páo. Ngay cạnh quán cà phê là lối nhỏ dẫn đến mỏm đá. Đoạn đường dài khoảng 3km và bạn chỉ có thể di chuyển bằng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ. Nếu muốn di chuyển bằng xe máy đến mỏm đá, hãy chắc chắn rằng tay lái của bạn đủ “cừ ” để có thể đi trên con đường đầy mạo hiểm này.
Ngay gần trung tâm thị trấn Mèo Vạc có một ngôi làng nhỏ, rực rỡ sắc màu thổ cẩm, làng Sảng Pả A. Đây là một ngôi làng của dân tộc người Lô Lô, đây là một trong những dân tộc có ít người nhất nước ta và chỉ có thể tìm thấy ở Hà Giang. Năm 2007 xóm Sảng Pả A đã được công nhận là Làng Văn hóa du lịch của huyện Mèo Vạc.
Đến đây bạn sẽ được tìm hiểu về quy trình làm ra một bộ trang phục truyền thống của người Lô Lô. Trang phục của người phụ nữ Lô Lô được làm rất công phu, mỗi bộ trang phục thường phải mất 2 đến 3 năm để hoàn thiện. Hầu hết phụ nữ ở làng Sảng Pả A đều được dạy thêu, dệt từ bé, khi đến độ tuổi trường thảnh họ sẽ tự tay làm một bộ trang phục đẹp nhất cho chính mình.
Nét đặc biệt trong cách làm trang phục của người dân Sảng Pả A là họ không dùng khung mà chỉ cầm miếng vải để thêu. Thế nhưng các đường kim mũi chỉ đều được xử lý rất khéo léo và tinh tế. Với quá trình làm công phu, đòi hỏi kỹ thuật cao nên các bộ trang phục người Lô Lô thường có giá khá cao.
Xem thêm: Khám Phá Chi Tiết Ngôi Làng Rực Rỡ Nhất Hà Giang – Làng Lùng Tám
Làng Pả Vi hay còn được biết đến là làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ, nằm cách trung tâm thị trán Mèo Vạc 4km. Với tổng diện tích hơn 46.000m2 đây là nơi sinh sống của 26 hộ người dân tộc Mông. Các hộ dân trong làng hầu hết đều làm du lịch cộng đồng và làm homestay.
Làng được xây theo hình lục giác với những nếp nhà trình tường truyền thống, mái ngói âm dương cùng hàng rào vách đá đặc trưng. Ở làng còn có nhà văn hóa thôn, khu nhà trưng bày theo mẫu truyền thống của người Mông, khu sân chơi – vốn là nơi tổ chức các buổi biểu diễn văn hóa và văn nghệ truyền thống.
Đến đây, bạn sẽ được bước vào không gian đậm đà bản sắc của người Mông. Được mặc những bộ trang phục thổ cẩm rực rỡ với những hoa văn tinh xảo. Ngoài ra, bạn còn được bắt tay vào làm những công việc thường ngày của người dân tộc Mông như tước lanh, dệt vải, trồng ngô…
Chợ tình Khâu Vai có thể nói là phiên chợ nổi tiếng nhất ở Mèo Vạc. Khu chợ này được mở ra không phải với mục đích trao đổi hàng hóa hay buôn bán, mua sắm. Người ta chủ yếu đến đây để gặp gỡ, giao lưu, chuyện trò, cùng nhau vui chơi, tâm sự hay hò hẹn. Vì vậy, phiên chợ này luôn được người dân Mèo Vạc mong chờ.
Mỗi năm chợ chỉ họp duy nhất vào cuối tháng 3 âm lịch. Chợ thường mở trong 3 ngày là 25, 26, 27, đông vui nhất là từ chiều ngày 26/3 đến hết ngày 27/3. Từ chiểu 24 âm lịch, dòng người đã bắt đồn rộn ràng trên khắp các nẻo đường xuống chợ. Tiếng cười nói, tiếng gọi nhau xuống chợ, làm cho khung cảnh nơi đây nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Du khách đến chợ tình Khâu Vai sẽ được lắng nghe những điệu hát giao duyên của những cặp đôi trai gái, được trải nghiệm cưỡi ngựa, tham gia các trò chơi dân gian như tung còn, đánh yến, đẩy gậy. Tại chợ có một số hàng ẩm thực, phục vụ các món ăn đặc sản Hà Giang vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Bạn vẫn có thể khám phá những nét đặc trong văn hóa của người dân Mèo Vạc thông qua một số phiên chợ khác là chợ phiên Mèo Vạc, chợ phiên Niêm Sơn và chợ phiên Sủng Trà. 3 phiên chợ này thường họp mỗi tuần 1 lần nên không khó để bạn có thể tham gia và khám phá phiên chợ.
Chợ Mèo Vạc là một trong những phiên chợ lớn nhất của tỉnh Hà Giang. Chợ nằm ngay khu vực trung tâm huyện Mèo Vạc nên rất dễ tìm. Tại đây có đầy đủ các mặt hàng từ lương thực thực phẩm đến quần áo, vải vóc và nhiều đồ dùng thiết yếu khác. Chợ Mèo Vạc họp vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, phù hợp với lịch trình khám phá của khách du lịch.
Chợ Niêm Sơn cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc hơn 20km, nhưng luôn thu hút được lượng lớn khách du lịch tìm đến. Bên cạnh việc thăm thú một phiên chợ vùng cao, du khách tìm đến chợ Niêm Sơn để thưởng thức những món ăn đặc sản Hà Giang tại khu ẩm thực của chợ. Cách 5 ngày chợ Niêm Sơn sẽ họp một lần.
Chợ Sủng Trà cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc khoảng 17km, họp vào thứ 7 hàng tuần. Là chợ phiên chưa được nhiều du khách biết đến nên ít ai biết rằng đây là nơi bán thịt heo ngon nức tiếng khu vực huyện Mèo Vạc với giá thành rẻ. Khi đến gần chợ, đường khá nhỏ và khó đi, nên bạn có thể gửi xe ngoài đường lớn và đi bộ vào chợ nhé.
Là một dân tộc lâu đời, người Lô Lô Chải có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc mang những ý nghĩa khác nhau. Trong đó phải kể đến lễ hội cầu mưa và lễ mừng ngô mới. Tham gia vào các lễ hội này bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào bầu không khí rộn ràng, náo nhiệt nhất trong năm của người Lô Lô.
Lễ mừng ngô mới
Lễ mừng ngô mới thường được tổ chức vào khoảng tầm tháng 9, tháng 10 hàng năm, sau khi kết thúc thu hoạch một vụ mùa ngô. Người Lô Lô chỉ trồng một số ít lúa nương, họ trồng ngô làm cây lương thực chính của mình, bên cạnh một số cây khác là khoai, sắn. Đây là dịp để người Lô Lô bày tỏ lòng biết ơn tới thần Nông và tổ tiên vì đã ban cho họ một mùa vụ ngô bội thu.
Lễ mừng ngô mới được tổ chức ngay trên những nương ngô vừa người dân thu hoạch trước đó. Trong buổi lễ họ sẽ dâng lên những lễ vật như rượu, xôi, gà hoặc lợn để bày tỏ lòng thành và cầu mong một vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, nhà nhà đều ấm no. Sau khi làm lễ, người dân sẽ tập trung lại để cùng nhau ca hát, múa sạp và chơi các trò chơi truyền thống.
Lễ cầu mưa
Do không có đất canh tác nên người dân Lô Lô thường làm các nương rẫy trên các sườn núi đá. Loại đất trên n úi đá thường nghèo dinh dưỡng và nhanh khô cằn khi trời nắng nhiều ngày. Vì vậy người Lô Lô làm lễ cầu mưa với mong muốn năm mới thuận mưa, để cây cối tươi tốt, dân bản được mùa.
Lễ cầu mưa của đồng bào người Lô Lô thường được tổ chức vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch tại nhà sinh hoạt truyền thống của làng. Sau phần lễ, người dân sẽ cùng nhau nhảy múa cùng tiếng trống đồng và đàn nhị tạo nên khung cảnh bản làng vô cùng vui tươi, nhộp nhịp.
Xem thêm: Lô Lô Chải Hà Giang | Bản Làng Yên Bình Dưới Chân Núi Rồng
Với tiềm năng phát triển du lịch lớn, hiện nay Mèo Vạc đang chú trọng đầu tư vào các dịch vụ du lịch để thu hút, phục vụ du khách. Vì vậy, không khó để bạn có thể tìm được nơi lưu trú tại đây. Hiện nay, tại Mèo Vạc Hà Giang có 3 loại hình lưu trú là nhà nghỉ, khách sạn và homestay, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thị trấn Mèo Vạc.
Nhà nghỉ ở Mèo Vạc có khá nhiều, vì thế bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn và dễ dàng tìm được một phòng ưng ý. Với giá thành rẻ, chỉ khoảng 150.000đ – 200.000đ/ đêm, đây là sự lựa chọn của nhiều người muốn tiết kiệm chi phí lưu trú để sử dụng trong các hoạt động khác.
Bạn có thể tham khảo một số cái tên như: nhà nghỉ Hoàng Anh, nhà nghỉ Mai Đào, nhà nghỉ Việt Nhật, nhà nghỉ Thu Nụ, nhà nghỉ Thái Tâm, nhà nghỉ Quang Trung, nhà nghỉ Hoàng Anh…
Khách sạn là sự lựa chọn phù hợp với những du khách đi cùng gia đình, đặc biệt là gia đình có người già hoặc trẻ nhỏ. Tại các khách sạn có đầy đủ các dịch vụ, tiện nghi để gia đình có thể nghỉ ngơi thoải mái trong quá trình lưu trú. Mức giá phòng khách sạn dao động từ khoảng 300.000đ – 2.000.000đ/ đêm.
Một số khách sạn tham khảo là: Meo Vac Hotel, khách sạn Hoa Cương, khách sạn Giang Sơn, khách sạn Thảo Tâm, khách sạn Thảo Linh, khách sạn Cao Nguyên, khách sạn Huyền Ngọc, khách sạn Liên Cương, khách sạn Bảo Minh…
Homestay Mèo Vạc là lựa chọn của đông đảo các bạn trẻ khi đến đây. Với giá thành từ 300.000đ – 800.000đ bạn có thể nghỉ ngơi tại những phòng homestay có thiết kế mới lạ, đẹp mắt hoặc là trong chính những căn nhà cùng với gia chủ là dân bản địa.
Một số homestay được được đánh giá cao là Pả Vi homesaty, Nhà cổ homestay, A Kiệt homestay, Lũng Hồ homestay, Ma Le homestay, A Sùng homestay, Ngọc Minh homestay, Triệu Nghị homestay, Tuấn Thơm homestay …
Trên đây là những thông tin về những cảnh đẹp, thiên nhiên và nét văn hóa bản địa đặc sắc tại Mèo Vạc Hà Giang mà chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp và gửi đến bạn. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn có một chuyến hành trình khám phá Mèo Vạc đầy lý thú.
Nguồn tài liệu tham khảo
Có thể bạn quan tâm
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch