Chợ phiên Hà Giang nổi tiếng bậc nhất tại vùng Đông Bắc Bộ được nhiều du khách trong nước và quốc tế yêu thích khám phá. Hãy cùng 2trip khám phá top 05 chợ phiên Hà Giang đậm nét truyền thống và được xếp hạng đẹp nhất năm 2023.
Chợ phiên gây được sự tò mò và thích thú đối với du khách khi đặt trên đến Hà Giang. Những phiên chợ nhộn nhịp như lột tả được phần nào đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Hơn thế nữa, du khách dễ dàng bắt gặp hay thưởng thức vô số đặc sản truyền thống của vùng Đông Bắc Bộ. Dưới đây là tổng hợp 05 phiên chợ Hà Giang đẹp nhất năm 2023.
Mèo Vạc chính là chợ phiên lớn nhất tại tỉnh Hà Giang, cũng là nơi thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm hàng năm. Chợ phiên Mèo Vạc thuộc địa bàn thị trấn Mèo Vạc, nơi đây chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Mông, Dao, người Lô Lô.
Chợ phiên Mèo Vạc được họp đều đặn 1 tuần/ lần vào buổi sáng chủ nhật. Tuy nhiên, để có cơ hội trải nghiệm những điều thú vị tại đây, du khách cần chuẩn bị sớm. Bởi Mèo Vạc bắt đầu họp chợ từ lúc 4 – 5 giờ sáng.
Hiện nay, mô hình phương tiện phổ biến nhất được giới trẻ lựa chọn để khám phá chợ phiên Mèo Vạc chính là xe máy tự lái. Mức giá của loại hình di chuyển này được du khách đánh giá là rẻ, dao động từ 100.000đ – 500.000đ/xe.
Cung đường di chuyển đến phiên chợ Mèo Vạc khá đơn giản, Bạn có thể đi theo 1 trong 3 hướng dẫn sau.
Bước vào khu chợ nhộn nhịp của thị trấn Mèo Vạc, hàng bánh chính là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt các du khách. Không có sự đa dạng như ở dưới miền xuôi, tại đây chủ yếu chỉ có bánh rán và bánh ngô nướng do chính tay người dân địa phương chế biến theo công thức gia truyền.
Tiếp theo, khu vực được cánh mày râu yêu thích chính là hàng rượu ngô. Rượu ngô được đựng trong những chiếc can trắng khổng lồ, xếp san sát nhau. Hương thơm của mùi ngô mới lên men như kích thích vị giác của du khách. Đặc biệt, bạn sẽ có cơ hội nếm thử hương vị của rượu trước khi quyết định mua.
Khu vực buôn bán gia súc, gia cầm được xây dựng kế sau khu vực bán rượu. Những con vật như chó, lợn, gà… thay vì nhốt trong lồng như ở dưới xuôi, sẽ được người dân cắp nách hoặc buộc dây dẫn đi. Đặc biệt hơn cả, trâu bò tại đây được chủ nhân của nó đeo cho một chiếc lắc, sau đó đừng chờ người đến xem và mua chúng.
Khu vực bán quần áo có lẽ luôn thu hút được sự quan tâm của phái nữ. Những bộ trang phục sặc sỡ màu sắc được dệt may thủ công vô cùng tinh xảo và đẹp mắt, phù hợp để mua về làm quà. Không những thế, trang sức bạc được đúc khéo léo, ti mỉ cũng là sản phẩm được khách du lịch lựa chọn khá nhiều.
Bên cạnh đó, khi đến với phiên chợ Mèo Vạc, bạn chắc chắn không nên bỏ lỡ món ăn đặc sản tại đây – thắng cố. Món ngon được tạo nên từ mùi thơm của thảo quả, hạt dổi, củ sả cùng vị béo, ngậy bùi và hơi ngai ngái của nội tạng trâu. Nhúng kèm với rau rừng và nước dùng đậm đà là ngon hết sẩy.
Với tuổi đời hơn 200 năm, Hoàng Su Phì được xem là một trong những phiên chợ “lão làng” tại tỉnh Hà Giang. Phiên chợ Hoàng Su Phì còn được biết đến với tên gọi là phiên chợ Vinh Quang bởi phiên chợ thuộc thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Phiên chợ Hoàng Su Phì là chỉ diễn ra duy nhất vào sáng sớm chủ nhật, bắt đầu từ khoảng 4h00 sáng. Người dân địa phương sẽ bày bán hàng hóa của mình theo dọc đường thị trấn Vinh Quang với chiều dài chừng mấy cây số.
Du khách khi đến với phiên chợ sẽ được khám phá đôi nét đời sống sinh hoạt của đa số người dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông. Trong ngày diễn ra phiên chợ nhộn nhịp, họ sẽ diện những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình cùng nhau trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó, phiên chợ còn là nơi giao lưu, gặp gỡ và kết bạn của người dân ở các khu vực lân cận.
Hoàng Su Phì đặc trưng bởi địa hình biên viễn, do đó du khách nên di chuyển tới đây bằng phương tiện xe máy số hoặc xe máy tay côn. Bên cạnh đó, Hà Giang nổi tiếng với nhiều địa điểm thuê xe máy tự lái với mức giá dao động khoảng 180.000đ – 600.000đ/xe.
Chợ phiên Hoàng Su Phì được họp ngay tại trung tâm thị trấn Vinh Quang vì vậy, bạn có thể dễ dàng tham gia phiên chợ bằng cách di chuyển theo chỉ dẫn sau đây. Xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Giang, bạn chạy ngược trở lại quốc lộ 2 để đến thị trấn Tân Quang. Kế đó, bạn tiếp tục rẽ vào DT177 để đến Hoàng Su Phì.
Các món ăn ngon là một trong những yếu tố thu hút du khách đến với phiên chợ Hoàng Su Phì. Bước vào phiên chợ náo nhiệt, hiện ra trước mắt bạn chính là các món nướng thơm lừng, khuất phía sau là vô số đặc sản Hà Giang với mức giá rất rẻ chỉ từ 25.000đ – 30.000đ/món.
Bên cạnh đó, du khách cũng không khỏi ấn tượng với các cô gái dân tộc Nùng mang trang sức xuống núi để buôn bán, trao đổi. Họ đeo trang sức lên đầu, cổ hay bất kì vị trí nào trên cơ thể để người mua có thể dễ dàng nhìn thấy.
Thêm vào đó, khách du lịch còn dễ dàng bắt gặp những người con gái dân tộc Mông, Dao lặn lội hàng chục cây số xa xôi từ lúc tờ mờ sáng mang theo vài ba mớ rau, ngô khoai sắn, chục con gà mà nhà nuôi trồng đến phiên chợ.
Trong phiên chợ Hoàng Su Phì, chủ yếu được tổ chức từ phụ nữ do đó rất khó để bạn tìm kiếm được một sạp bán rượu như ở phiên chợ Mèo Vạc. Ngược lại, những tấm vải thổ cẩm được may dệt thủ công lại dễ dàng bắt gặp với đa dạng các thể loại như vải chàm của người Tày, Nùng; trang phục dân tộc Mông. Chính vì vậy, nơi đây được mệnh danh là cái nôi của thổ cẩm Việt.
Càng đi sâu về phía đường lớn, đập vào mắt du khách là hình ảnh các chàng trai xã Hồ Thầu đang bán dê núi. Bên cạnh đó,, các đặc sản như gà đen, lợn cắp nách cũng được bày bán ở khu vực này. Ngoài ra, hương thơm đặc trưng từ thảo quả của các cô gái Mông ở xã Sán Xả Hồ cũng khiến du khách yêu thích.
Chợ phiên Đồng Văn sở hữu vị trí đắc địa trong quần thể du lịch phố cổ Đồng Văn. Có thể nói, nơi đây là điểm giao thương buôn bán, văn hóa lớn nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn – Mèo Vạc. Hơn nữa, phiên chợ còn là nơi đặc trưng thể hiện nét đẹp của một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
Xây dựng từ những năm 1925 – 1928, chợ phiên Đồng Văn được thiết kế theo hình chữ U, thuận tiện cho việc buôn bán. Không chỉ vậy, nơi đây còn mang đậm nét phong cách Việt – Hoa với nhiều cột trụ to chắc, đứng sững hàng mấy thập kỉ được trạm khắc họa tiết tỉ mỉ.
Mỗi tuần, phiên chợ được tổ chức độc tôn vào sáng sớm ngày chủ nhật và kéo dài trong suốt 8 tiếng. Đây là một trong những phiên họp chợ được tổ chức khá sớm, bắt đầu từ 5h00 sáng đến 13h00 chiều. Cùng với sự góp mặt của nhiều dân tộc như Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…, đổ về.
Đến với phiên chợ Đồng Văn, du khách không chỉ hòa nhịp cùng không khí buôn bán náo nhiệt của người dân địa phương. Đặc sắc hơn cả chính là sự giao lưu, kết bạn thậm chí hẹn hò, làm quen của nhiều đôi trai gái.
Khách du lịch khi ghé qua chợ Đồng Văn vào ngày 14, 15, 16 âm lịch mỗi tháng còn có cơ hội khám phá nhiều hoạt động văn hóa đặc trưng của các tộc người. Điểm hình như cuộc thi chọi chim, diễn dệt thổ cẩm cổ truyền… Nhộn nhịp hơn cả đó là trong thời gian diễn ra buổi lễ, bữa tiệc mặn sẽ được tổ chức để mọi người mời nhau những ly rượu ngô thơm ngon nhâm nhi cùng món thắng cố.
Ẩm thực vùng Đông Bắc Bộ không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn được du khách quốc tế hứng thú trải nghiệm. Các món ăn mang đậm hương vị Hà Giang như thắng cố. cháo ấu tẩu, rượu ngô, chả trứng, xôi ngũ sắc, cơm lam Bắc Mê, thịt trâu gác bếp được khách hàng đánh giá rất tốt kèm với đó là mức giá học sinh, sinh viên. Do đó các món ăn này thường hết hàng khá sớm.
Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội hòa mình vào vẻ đẹp của những bộ trang phục truyền thống khi tới khu vực bán vải thổ cẩm. Mỗi sạp hàng sẽ bày bán trang phục riêng của dân tộc mình với mức giá dao động từ 300.000đ – 1.500.000đ.
Du khách có thể tìm mua các sản phẩm liên quan đến nông sản, gia cầm như lợn, gà ở khu vực phía sau sạp quần áo. Đây đều là sản phẩm tươi sạch được người dân mang từ nhà ra bán. Ngoài ra, du khách còn được chứng kiến hoạt động trao đổi hàng hóa, vật đổi lấy vật thay vì sử dụng tiền của người dân vô cùng thú vị.
Xem thêm: Dinh Thự Họ Vương Hà Giang | Lịch Sử, Kinh Nghiệm Tham Quan & Giá Vé
Chợ phiên Quản Bạ từ lâu đã không còn xa lạ đối với du khách khi ghé thăm vùng đất địa đầu tổ quốc – Hà Giang. Phiên chợ được tổ chức tại trung tâm thị trấn Tam Sơn. Nơi đây chứa đựng mọi nét đẹp văn hóa, tâm linh của người dân vùng cao.
Chợ phiên Quản Bạ được họp định kì vào buổi sáng chủ nhật mỗi tuần. Đặc biệt, khoảng thời gian 6h00 đến 7h00 là lúc hầu hết già trẻ, trai gái đều nô nức tham gia vào việc trao đổi mua bán. Do đó, du khách cần lưu ý thời gian để có thể khám phá trọn vẹn mọi hoạt động của phiên chợ này.
Tại đây đa dạng các sản phẩm mang nét đặc trưng của người Tày, Mông, Dao, Lô Lô, Nùng, La Chí… thu hút đông đảo sự quan tâm, thích thú của du khách. Bên cạnh đó, mỗi sạp hàng chỉ đơn giản là một chiếc lán nhỏ được dựng lên từ tre, gỗ cũng đem đến sự giản dị, mộc mạc cho nơi đây.
Đến với chợ phiên Quản Bạ Hà Giang, khách du lịch thường xuyên lựa chọn quần áo, váy, khăn thổ cẩm làm quà lưu niệm. Vẻ đẹp của chiếc khăn đội đầu sặc sỡ màu sắc được dệt thủ công hay chiếc túi thổ cẩm với nhiều họa tiết cầu kỳ luôn được phái nữ yêu thích.
Trong chuyến hành trình khám phá phiên chợ Quản Bạ, bạn không nên bỏ qua khu vực ẩm thực thơm ngon làm nên tên tuổi nơi đây. Chẳng phải món ăn xa lạ nhưng với công thức chế biến riêng biệt, các món như bánh quẩy nhúng mật, xôi ngũ sắc, mèn mén, bánh rán, bánh bột gạo bọc thịt đều khiến thực khách xiêu lòng. Kèm theo mức giá chỉ từ 5.000đ – 50.000đ/món.
Đặc biệt, khu vực nông sản với loại quả óc chó, táo mèo được xem là thực phẩm đặc trưng tại đây. Sản phẩm đạt chất lượng tươi ngon, bổ dưỡng tự nhiên khiến khách du lịch quốc tế mua thử trải nghiệm rất nhiều. Đồng thời, bạn cũng không khỏi ấn tượng với những chú lợn đen choai choai được người dân cắp nách mang đi bán vô cùng thú vị.
Ngoài việc trao đổi, buôn bán hàng hóa, ngày phiên chợ diễn ra cũng là lúc các chàng trai tụ họp nhâm nhi ly rượu ngô đến khi say khướt. Hay các cô gái cùng nhau se sợi lanh, thêu thùa quần áo cho người thân trong gia đình đều rất vui và nhộn nhịp.
Xem thêm: Ghé Thăm Thung Lũng Sủng Là Hà Giang | Chơi Gì Và Kinh Nghiệm Du Lịch
Phiên chợ cuối cùng trong top 05 phiên chợ nổi tiếng tại Hà Giang chính là Du Già. Nằm cách trung tâm thị trấn Yên Minh hơn 60km, phiên chợ Du Già vẫn luôn thu hút đông đảo khách du lịch bởi vẻ đẹp mang đậm nét truyền thống của dân tộc Tày, Dao, Mông.
Trước đây, để đến được Du Già, người dân phải mất 3 ngày để vượt qua Đồng Văn, Mèo Vạc mới đến được. Thế nhưng giờ đây, xe máy đã trở nên phổ biến do đó việc đi lại cũng bớt khó khăn hơn. Du khách có thể thuê xe máy tự lái với mức giá chỉ từ 200.000đ – 600.000đ/xe. Lưu ý, bạn nên lựa chọn xe số để đảm bảo an toàn khi leo dốc.
Sau đây là hướng dẫn di chuyển tới phiên chợ Du Già: xuất phát từ cột mốc số 0 – Hà Giang, bạn rẽ vào quốc lộ 34. Sau khi bắt gặp cửa hàng xăng dầu Minh Ngọc, Bắc Mễ, bạn rẽ vào tỉnh lộ 176. Tiếp tục di chuyển khoảng chừng 45km là tới xã Du Già.
Khác với các phiên chợ khác, Du Già được tổ chức cố định vào thứ 6 hàng tuần. Bắt đầu từ lúc 5h00 sáng, phiên chợ Du Già nhanh chóng hết hàng vào lúc giữa trưa. Do đó, du khách cần chú ý thời gian khám phá nơi đây.
Hơn nữa, vào ngày 15/3 âm lịch hàng năm, Du Già còn diễn ra một lễ hội hết sức đặc biệt đó là chợ “phong lưu” – nơi giao lưu, tìm kiếm bạn bè và anh em. Tương truyền về lễ hội bắt nguồn từ câu chuyện hai người anh em người H’mông lạc nhau. Khi tìm thấy nhau, người em đã trở thành người Tày, theo lệ làng, thì hai người không thể sống với nhau được nữa. Do đó, hai người anh em đã thống nhất hẹn gặp nhau vào 15/3 âm lịch hàng năm để giải tỏa nỗi nhớ.
Du khách khi đến phiên chợ không khỏi ấn tượng với hương vị thơm ngon, nổi bật của món xôi nếp dẻo thơm, ngậy bùi của nước cốt dừa chỉ có giá 5.000đ. Không những thế, bánh lá dong hấp với giá 1.000đ hay bát phở với giá 10.000đ cũng được khách du lịch thưởng thức rất đông.
Địa điểm náo nhiệt, tấp nập nhất phải kể đến khu vực bày bán gia súc. Những người đàn ông dân tộc Dao nhiệt tình, thân thiện mang theo trâu/bò tới đây để định giá bán chúng. Hay những bà cô, bà chị người Tày đem khoai, đem sắn, củ riềng đến bịch gạo nếp nương góp phần làm đa dạng phiên chợ Du Già.
Đặc biệt hơn cả là các tiết mục văn nghệ càng làm cho nơi đây thêm phần nhộn nhịp. Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức màn biểu diễn múa chuông, thổi khèn mang đậm nét truyền thống của người dân tộc Dao. Mông vô cùng thú vị ở trung tâm phiên chợ.
Xem thêm: Du Lịch Khám Phá Cột Cờ Lũng Cú Hà Giang | Cần Lưu Ý Những Gì?
Phiên chợ Hà Giang là một nét đẹp truyền thống được nhiều tộc người sinh sống trên vùng Đông Bắc Bộ duy trì từ nhiều đời nay. Vẻ đẹp ấy được gìn giữ và mở rộng khiến nhiều du khách hứng thú ghé thăm. Khi tới đây, khách du lịch cần lưu ý một số điểm sau để có trải nghiệm tốt nhất.
Nguồn tham khảo
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch