Ngoài huyện Yên Minh, Mèo Vạc… thì huyện Vị Xuyên Hà Giang cũng được tạo hóa ban tặng nhiều di tích lịch sử nổi tiếng cùng thiên nhiên tươi đẹp không hề kém cạnh. Vì vậy, 2Trip sẽ cùng các quý độc giả khám phá chi tiết từ A – Z huyện lỵ này nhé!
Có thể nói, huyện Vị Xuyên gần như bao trọn thành phố Hà Giang bởi mạn phía Bắc giáp với huyện Quảng Bạ. Phía Nam tiếp xúc với Bắc Quang, phía Tây giáp với Châu Văn Sơn – Trung Quốc và huyện Hoàng Su Phì của tỉnh thành Hà Giang. Còn phần phía Đông lại tiếp giáp với huyện Na Hang – Tuyên Quang cùng huyện Yên Minh, Bắc Mê và thành phố.
Với tổng diện tích của huyện là 1.478,41km2, Vị Xuyên có dân số là 110.465 người và mật độ dân số là 75 người/km2 vào năm 2019. Tính tới hiện tại, đây là huyện có diện tích hàng đầu của tỉnh Hà Giang với 18,2% trên tổng diện tích. Đồng thời còn là đơn vị hành chính sở hữu lượng dân số đông thứ 2 trên tỉnh và có đóng góp kinh tế đứng thứ 3 chỉ sau huyện Bắc Quang và thành phố Hà Giang.
Và Vị Xuyên là nơi cư trú của tổng cộng 15 dân tộc như Kinh, Dao, Tày, Nùng… Đồng bào dân tộc nơi đây sinh sống rải rác trong 22 xã và 2 thị trấn. Nên địa điểm này như một nút giao thoa giữa nhiều nền văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em.
Do đặc điểm địa lý nằm ở trung tâm của tỉnh và tiếp giáp với thành phố nên các tuyến đường lớn qua Hà Giang hầu như cũng sẽ xuyên qua huyện Vị Xuyên. Như quốc lộ 4C nối liền Vị Xuyên với huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quảng Bạ, Yên Minh, và tới cả huyện Bảo Lâm trực thuộc Cao Bằng. Vậy nên khi du lịch Hà Giang, du khách nhất định phải ghé thăm Vị Xuyên nhé.
Xem thêm: Du Lịch Hà Giang Tháng 10 | Thời Điểm Lý Tưởng Nhất Trong Năm Để Tới Vùng Đất Tây Bắc
Vào ngày 16/11/2015, các nhà khoa học nổi tiếng tại hội thảo khoa học đã căn cứ vào tài liệu lịch sử đã cùng nhau thảo luận về thời gian thành lập tỉnh nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng như sau:
Sau cùng, Trưởng Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy chủ trì hội thảo đã quyết định công nhận ngày 1/1/1833 là ngày thành lập huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Và huyện cũng được ghi danh vào bản đồ du lịch Hà Giang từ đó cho tới ngày nay.
Mặt trận Vị Xuyên được coi là chiến trường ác liệt, diễn ra trong suốt 10 năm từ 1979 đến 1989, trong đó có hàng trăm trận chiến đấu quyết liệt giữa quân đội Việt Nam và quân xâm lược. Nhiều cán bộ chiến sĩ của quân đội và đồng bào ta đã hy sinh trên mảnh đất này. Tóm lại, đây là cuộc chiến tranh xâm lược có quy mô lớn nhất kể từ sau khi Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ.
Đối với Vị Xuyên, có thể nói, từ sau ngày 18/3/1979, gần chục năm ròng, chưa khi nào Vị Xuyên ngớt tiếng pháo, đạn, súng cối từ bên kia biên giới rót sang. Từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, Vị Xuyên nhanh chóng trở thành điểm nóng, một mặt trận trọng điểm trong chính sách “gặm nhấm” biên giới Việt Nam của quân Trung Quốc thời điểm đó.
Ác liệt nhất, có đợt, chỉ trong 3 ngày, Trung Quốc đã bắn hơn 100.000 quả đạn pháo vào khu vực Vị Xuyên về đến thị xã Hà Giang. Cả 5 năm, Trung Quốc đã bắn vào mặt trận Vị Xuyên hơn 1,8 triệu viên đại bác.
Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh này, ta đo lại, có ngọn núi bị đánh bạt đi hơn 3m. Ác liệt đến mức mà anh em gọi đó là “Lò vôi thế kỷ”. Trong đó, nhiều trận đánh giành, giữ đất của quân và dân ta diễn ra vô cùng quyết liệt trên các cao điểm: 1509, 1100, 772, 685, Đồi Đài, Cô Ích… ta đã tiêu diệt và làm bị thương hàng vạn quân Trung Quốc, buộc họ phải rút quân về bên kia biên giới.
Cuộc chiến tranh Vị Xuyên có thắng lợi oanh liệt, nhưng tổn thất vẫn rất lớn. Hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ, và đồng bào đã hy sinh trên mảnh đất này, trong đó phần lớn là những người mới trên dưới 20 tuổi. Đến nay, vẫn còn hàng ngàn liệt sĩ nằm rải rác trên khắp chiến trường Vị Xuyên mà chúng ta vẫn chưa tìm được tất cả hài cốt, trong nghĩa trang vẫn còn rất nhiều người chưa xá nhận được thân nhân.
Song tuyến đường từ Hà Nội tới Hà Giang đang phổ biến nhất. Bên cạnh đó, từ trung tâm thành phố tới huyện Vị Xuyên dài khoảng 20km đi về hướng Nam. Vậy nên du khách có thể tham khảo các phương án sau:
Nếu sử dụng loại hình xe khách hoặc ô tô tự lái thì khi đến thành phó Hà Giang, bạn có thể thuê xe máy để tiếp tục cuộc hành trình đến với huyện Vị Xuyên Hà Giang. Chỉ từ 150.000 – 200.000đ/ngày, bạn đã có thể thuê một chiếc xe máy.
Xem thêm: Cẩm Nang Du Lịch Yên Minh Hà Giang Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất
Tây Côn Lĩnh là một ngọn núi hoang sơ và tuyệt đẹp, trải dài trên khu vực Tây của tỉnh Hà Giang, từ Hoàng Su Phì đến Vị Xuyên với độ cao 2.427m so với mực nước biển. Nó được mệnh danh là “nóc nhà” của vùng Đông Bắc và là nguồn cảm hứng cho nhiều câu chuyện truyền thuyết được đồng bào dân tộc La Chí tại huyện Hoàng Su Phì kể lại.
Trên hành trình đến Tây Côn Lĩnh, bạn sẽ được thưởng lãm những đồi chè Shan Tuyết nổi tiếng có tuổi đời lên đến hàng thập kỉ. Chè này là loại chè ngon nổi tiếng của vùng đất Vị Xuyên-Hà Giang và được trồng rất nhiều tại các xã như: Hầu Thào, huyện Hoàng Su Phì.
Tây Côn Lĩnh là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của Hà Giang. Hành trình chinh phục Tây Côn Lĩnh giúp du khách có cơ hội ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang trùng trùng điệp điệp tại các vùng như Hồ Thầu, bản Phùng, xã Thông Nguyên. Đó cũng là một trong những hoạt động thú vị nhất khi phượt Hà Giang.
Xem thêm: du lịch tự túc
Tọa lạc tại điểm cao 468 của thôn Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, thuộc huyện Vị Xuyên, địa điểm này cách đây khoảng 40 năm đã từng diễn ra những trận chiến ác liệt để bảo vệ biên giới phía Bắc. Giờ đây đã được phủ xanh bởi cây cỏ và được xây dựng một đài hương tưởng niệm những Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất biên cương của Tổ quốc.
Với tổng diện tích lên tới trên 1.100m2, đài hương 468 của huyện Vị Xuyên Hà Giang chứa đường dẫn tới nhà bia, nhà tưởng niệm, nhà xếp lễ và mổ vài công trình phụ khác. Tất cả hạng mục đều là nơi để thân liệt sĩ, các vị cựu chiến binh tới thắp nén hương tưởng nhớ những người anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng các điểm các khác trong khu vực như: 772, 685 và cả 1509. Nhưng điểm cao 468 vẫn luôn là chiến trường ác liệt nhất. Năm xưa, chỉ trong vòng 3 ngày ít ỏi mà Trung Quốc đã bắn gần 100 nghìn quả đạn pháo vào Vị Xuyên và hơn 1,8 triệu viên đại bác chỉ trong vòng 5 năm.
Ngọn núi này sau chiến tranh đã bị bạt đi hơn 3m nên người ta thường gọi đó là “Lò vôi thế kỷ”. Mặc dù địa điểm linh thiêng này đã được khánh thành từ những ngày 25/6/2016 nhưng vẫn chưa được nhiều du khách biết tới ngoài những cựu chiến binh tại huyện Vị Xuyên.
Xem thêm: Dốc Bắc Sum Hà Giang – Tọa Độ Check In Không Thể Bỏ Lỡ Của Giới Trẻ
Hồ Noong là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm trên dãy núi Tây Côn Lĩnh, thuộc xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang. Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 35 km, hồ có diện tích thay đổi linh hoạt theo mùa, lớn nhất vào mùa mưa với 80 ha và nhỏ nhất vào mùa cạn chỉ còn 20 ha.
Đây là một mảnh đất tuyệt đẹp tại Hà Giang, được coi là “tiên cảnh”, bởi vì nó được bao quanh bởi khu rừng xanh mát với diện tích khoảng 700 ha và những dãy núi đá trập trùng. Hiện tại, hồ nước này được chia thành hai khu vực chính: hồ Noong I và hồ Noong II. Nguồn nước cho hồ được lấy từ các hang đá bên trong và có thêm ba dòng nước chảy từ sông Lô vào.
Hồ Noong trong mùa cạn sẽ thu hẹp lại, trong hơn và sâu hơn, cho thấy những phiến đá tảng và cỏ dọc hai bên bờ. Trong thời tiết oi nồng, người dân nơi đây thường sẽ sử dụng lòng hồ để chăn thả ngan và vịt, đặt biệt là trồng các loại rau màu trên khu vực đất mà nước đã rút.
Còn đối với màu mưa, nước trong hồ sẽ tăng lên khá cao. Vậy nên thời điểm này rất thích hợp để du khách ghé thăm hồ Noong Vị Xuyên để vãn cảnh trên bè gỗ hoặc thuyền. Đồng thời tận huởng không khí trong lành và không gian yên tĩnh hiếm có sau thời gian làm việc mệt mỏi.
Xem thêm: Khám Phá Top 7 Homestay Mèo Vạc Hà Giang View Đẹp Giá Rẻ Chất Lượng Nhất
Hang Đán Pióong là một trong hai hang đã được tìm thấy trong lòng dãy núi Đán Pioóng và khu vực này thuộc thôn Mường, xã Bạch Ngọc của huyện Vị Xuyên. Nó là một loại hang sâu thuộc kiểu hình thành từ khoang rỗng và được tạo ra từ sự bào mòn liên tục từ dòng chảy ngầm trong hàng ngàn năm.
Hang có sự tạo hình khá đa dạng về địa chất. Ngoài vẻ độc đáo của nhũ đá, hang còn có một hồ nước rộng được tạo ra từ dòng chảy của thác từ độ cao trên 20m rơi xuống. Lòng hang vẫn giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu của nó, từ đó tạo ra sức hấp dẫn cho danh thắng.
Điểm nhấn khác biệt nhất của hang Đán Pioóng là có một dòng thác nhũ nằm ở độ cao trên 20m trút xuống đáy hang, tạo ra sự lung linh, huyền ảo khi có ánh sáng chiếu vào. Khi đi sâu hơn vào trong hang, các loại thạch nhũ, thác nước và vũng nước kết hợp tạo ra một vẻ đẹp mê hoặc hấp dẫn những người ưa thích sự mạo hiểm.
Mặc dù được công nhận là di tích Quốc gia vào ngày 10/3/2014 nhưng gần như du lịch chưa được khai thác nhiều, chỉ có người dân bản địa hay qua lại. Chính vì thế, hang còn rất hoang sơ và chưa hề có bất cứ hệ thống chiếu sáng nào. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm du lịch nguyên sơ và yên tĩnh thì hang Đán Pioóng là một lựa chọn hoàn hảo ở thời điểm hiện tại.
Điểm camping nổi tiếng này có sức chứa từ 40 – 50 người nên du khách không cần lo lắng về vấn đề điểm dựng trại. Bởi môi trường trong hang khá ẩm ướt và trơn trượt nên cần chuẩn bị sẵn giày chuyên dụng và các đồ bảo hộ. Ngoài ra, các bạn có thể lựa chọn camping ngay trong hang hoặc ngoài cửa hang để tận hưởng ánh bình minh ở thung lũng Bạch Ngọc.
Đền Đôi Cô Cầu Má trú tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1929 với mục đích là thờ phụng và là đền vọng của Thượng Ngàn và cô bơ Thoải Cung. Đền chính của hai mẫu nằm tại Lạng Sơn và được gọi là Đền Mẫu Đồng Đăng, còn đền nhỏ khác trên khắp đất nước Việt Nam được gọi là đền vọng. Do đó, Đền Đôi Cô Cầu Má tại Vị Xuyên là đền chính của cô bơ Thoải Cung và đền vọng của Thượng Ngàn.
Đền Đôi Cô – Cầu Má được coi là nổi tiếng nhất so với các ngôi đền khác cùng khu vực . Thiết kế của đền bao gồm 3 gian tương ứng với 3 cung khác nhau như: Cung chính của Đền Đôi Cô Cầu Má chứa tượng Tam tòa Thánh Mẫu và Đôi Cô, được làm bằng gỗ sơn son thếp vàng và đặt trong khám thờ.
Tượng Mẫu Thoải được đặt bên phải và tượng Mẫu Thượng Ngàn được đặt bên trái. Tại giữa cung chính còn có bộ tượng Đôi Cô cũng làm bằng loại gỗ sơn son thếp vàng đặc biệt. Cung bên trái lại chứa tượng Bà Chúa sơn trang, hay còn có cách gọi khác là Nữ chúa rừng xanh.
Đền Đôi Cô Cầu Má tại Vị Xuyên được biết đến với việc thờ các vị thánh, mẫu nổi tiếng và có một độ “linh thiêng” cao được nhiều người truyền miệng. Vì vậy, nơi này rất được ưa chuộng trong bản đồ du lịch Hà Giang và được nhiều du khách ghé thăm để cầu tài lộc cho gia đình.
Xem thêm: Top 07 Homestay Du Già Hà Giang Giá Rẻ View Cực Đẹp Năm 2023
Trong truyền thống lâu đời của người Mông, lễ hội Gầu Tào có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Mặc dù đã tồn tại từ rất lâu nhưng nó vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp giá trị, sự độc đáo và nguyên sơ, đặc biệt là tại thôn Suối Đồng, huyện Vị Xuyên Hà Giang.
Theo lễ hội này, người dân sẽ lựa chọn một cây tre cao và thẳng để làm cây Nêu. Loại cây này là linh hồn của lễ hội Gầu Tào và sẽ được trồng trên một bãi đất bằng phẳng và rộng rãi để tượng trưng cho tâm điểm cực kì vững trãi của đất trời. Lục này ngọn cây sẽ hướng về hướng sinh – phía Đông với mong muốn cầu cho mùa màng bội thu, an khang thịnh vượng.
Còn phận hội sẽ diễn ra cùng với rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và bổ ích. Từ múa khèn, kéo co, đánh yến… cho tới múa sinh tiền. Và đây cũng là dịp để các chàng trai, cô gái trổ tài và gặp gỡ, tâm tình. Ý nghĩa ban đầu của lễ hội Gầu Tào là để cầu con đàn cháu đống và tạ ơn những đấng sinh thành. Dần dần mở rộng hơn tới lễ hội giao duyên của người dân tộc Mông.
Đây cũng là một dịp để những người con dân tộc được sum họp, quây quần cùng bản làng và chuẩn bị cho một năm mới thành công hơn. Lễ hội Gầu Tào sẽ được tổ chức vào mùng 6 Tháng Giêng mỗi năm. Không chỉ là một sân chơi lành mạnh dịp Tết mà nó còn là cách gìn giữ văn hóa truyền thống này cho con cháu thế hệ sau.
Xem thêm: Thạch Sơn Thần Hà Giang | Điểm Ngắm Hoa Tam Giác Mạch Lý Tưởng
Hiện tại, cộng đồng người dân tộc Dao đỏ cư trú ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Bắc Mê… vẫn coi lễ nhảy lửa là một trong những nghi lễ dân gian truyền thống đặc sắc nhất. Đối với họ, lửa là vị thần thiêng liêng gắn bó với đời sống và tinh thần của dân tộc.
Lễ hội này được tổ chức nhằm minh chứng cho sức mạnh to lớn của con người khi đứng trước thiên nhiên cùng là cơ hội bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, trời đất. Và cầu mong cho một mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, người dân ấm no. Trên chuyến hành trình phượt Hà Giang vào đầu tháng Giêng, du khách có thể chứng kiến lễ hội nhảy lửa này ở huyện Vị Xuyên.
Vào tối ngày 27/1 /2021, lễ hội nhảy lửa xã Thượng Sơn của tộc người Dao đỏ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cho tới tận ngày nay, nét đẹp văn hóa này vẫn được người dân địa phương bảo tồn và phát huy, quảng bá phát triển du lịch cho vùng.
Xem thêm: Làng Pả Vi Hà Giang | Ngôi Làng Văn Hóa Dân Tộc H’Mông Bình Yên Trên Cao Nguyên Đá
Đây cũng là một lễ hội được tổ chức ngay sau Tết Nguyên Đán của nước ta có tên gọi là lễ hội Lồng Tồng. Hàng năm, sự kiện này sẽ được diễn ra xuyên suốt từ mùng 6 cho tới hết rằm tháng Giêng. Và đặc trưng của ngày lễ này là tính sinh hoạt cộng đồng và gắn kết mọi người lại với nhau.
Sự kiện còn có một tên gọi khác là lễ xuống đồng. Bởi thời điểm tổ chức là ngay sau khi người dân thu hoạch lúa. Người bản địa sẽ chuẩn bị những lễ vật tốt nhất để dâng lên thần linh và cúng tế trời đất. Cầu mong cho một năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt và người dân có cơm no áo ấm. Lễ vật sẽ được sắp xếp gọn gàng thành một hàng trước lễ đài. Từ thầy mo, cán bộ huyện Vị Xuyên và người dân sẽ lần lượt lên thắp hương cúng trời đất và thần linh.
Còn phần hội sẽ bao gồm các tiết mục văn nghệ đặc sắc và tổ hợp trò chơi dân gian truyền thống. Những nam thanh nữ tú người Tày sẽ cùng tham gia điệu múa quạt, múa khăn. Và người dân trong xã sẽ tham gia vào các trò như thi dệt thổ cẩm, đi cà kheo, bắn nỏ, thi cấy lúa… thu hút cả khách phượt Hà Giang tới tham quan.
Xem thêm: Hang Nà Luồng Hà Giang | Vẻ Đẹp Độc Đáo, Bí Ẩn Tại Huyện Yên Minh
Để tạo ra những miếng thịt trâu gác bếp đầy hương vị, người dân sẽ chọn lựa chất liệu tốt nhất từ bắp trâu và loại bỏ tất cả các phần gân. Sau đó, họ sẽ sử dụng một loạt các gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc như mắc khén và hạt dổi để tạo ra hương vị đặc trưng cho thịt trâu. Chất liệu được ướp với gia vị trong một thời gian dài để tạo ra hương vị đậm đặc và tuyệt vời nhất.
Sau khi ướp đầy đủ, những miếng thịt trâu gác sẽ được xiên qua các que gỗ trên xà bếp. Quá trình này sẽ giúp cho thịt chín dần mà vẫn giữ được độ mọng nước. Khi ăn, đồng bào dân tộc sẽ lấy xuống và ăn trực tiếp. Đây là món ăn đặc sản của Hà Giang, được nhiều du khách lựa chọn như một món quà đặc biệt khi ra về.
Xem thêm: Trâu Gác Bếp Hà Giang | Thức Quà Đặc Sản Cực Hấp Dẫn
Thiên nhiên đã tạo ra đặc điểm khí hậu đặc biệt cho miền đất Hà Giang là thời tiết ấm áp quanh năm cùng với gió mát từ đồi cao giúp tạo nên môi trường hoàn hảo cho việc nuôi trồng rượu ngô. Đồng bào dân tộc sử dụng rượu ngô như một phần của cuộc sống hàng ngày, giúp họ giải tỏa căng thẳng và giữ ấm cơ thể trong mùa đông vào cuối tháng 10 khi nhiệt độ thấp dần, có thể đạt tới 4 – 5 độ C.
Không chỉ là một nguồn năng lượng, một loại nông sản chính sau lúa, rượu ngô còn là một phần không thể thiếu của văn hóa dân tộc tại đây. Bên cạnh đó là đặc sản Hà Giang mang về làm quà phổ biến nhất hiện nay.
Ngô sẽ được luộc sơ và chờ đợi trong một thời gian tùy thuộc vào nhiệt độ và điều kiện thời tiết, thông thường khoảng 10 ngày. Sau khi quá trình luộc hoàn tất, ngô sẽ được chuyển tiếp qua giai đoạn nấu rượu, tạo ra một sản phẩm trong suốt với hương vị ngọt nhẹ của ngô. Nồng độ cồn không quá cao, chỉ khoảng 30 độ, rất thích hợp để uống kèm với thắng cố.
Bánh tam giác mạch là một món ăn đặc trưng của ẩm thực người Mông và đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Giang. Tuy nhiên, bánh này không phải là một thức ăn có mặt suốt cả năm, mà chỉ xuất hiện vào cuối mùa hoa tam giác mạch, thường là vào đầu mùa đông.
Vị bánh tam giác mạch Vị Xuyên rất đặc biệt và không giống với bất kỳ loại bánh nào khác. Nó thường có hình dạng tròn và khá to, hầu như có thể nặng tới nửa cân và to bằng hai bàn tay người lớn xòe ra. Bánh tam giác mạch có vị tơi xốp, mềm, có vị ngọt nhẹ và khi ăn càng thấy bùi bùi và đậm đà mùi hương tam giác mạch đặc trưng.
Xem thêm: Mèn Mén Hà Giang | Món Đặc Sản Không Thể Nào Bỏ Lỡ Của Dân Tộc Người Mông
Vì Vị Xuyên Hà Giang nằm tiếp giáp với trung tâm thành phố của tỉnh nên du khách thường lựa chọn nơi lưu trú ở địa điểm này luôn để thuận tiện trong đi lại và dễ dàng di chuyển tới các khu di tích khác trong khu vực. Và dưới đây là các loại hình cư trú chủ yếu ở Vị Xuyên để mọi người tham khảo:
Homestay: Hình thức này hiện nay sẽ có không gian và phong cách trang trí vô cùng đa dạng và linh hoạt. Thông thường, homestay Hà Giang sẽ có kiến trúc bên ngoài khá hoài cổ để phù hợp với quang cảnh thiên nhiên. Vậy nên loại hình này sẽ được các bạn nữ ưa chuộng hơn. Ngoài ra, nơi đây còn cung cấp cả phòng dorm cho nhóm bạn đông người. Giá cả giao động từ 100.000 – 800.000đ/người/đêm.
Khách sạn: Nếu bạn đi cùng gia đình du lịch Vị Xuyên thì có thể sử dụng những trang thiết bị hiện đại ở khách sạn thành phố. Không gian sẽ rộng rãi và có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn như: dọn dẹp phòng, nội thất chất lượng cao… Tuy nhiên, giá thành cũng khá cao từ 450.000 – 1.200.000/người/đêm.
Nhà nghỉ: Đây thường là sự lựa chọn của những phượt thủ thường xuyên di chuyển và chỉ nghỉ một đêm tại Vị Xuyên. Vì giá thành rẻ chỉ từ 70.000đ/người nên không gian cho tới dịch vụ sẽ không tốt bằng hai loại hình phía trên. Tuy nhiên, nơi đây vẫn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản từ ăn, ngủ, nghỉ của du khách.
Như vậy, huyện Vị Xuyên Hà Giang là một niềm tự hào của dân tộc và mang trong mình những câu chuyện lịch sử húng tráng. Bìa viết này của 2Trip nhằm đem tới cho du khách cái nhìn khách quan và chân thực nhất. Chúc du khách có chuyến đi bình an và vui vẻ. Hẹn gặp lại ở bài viết sau.
Nguồn tham khảo:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch