Thịt trâu gác bếp Hà Giang là món đặc sản không thể không nhắc đến khi nhớ về vùng núi Tây Bắc này. Cùng 2Trip tìm hiểu xem món ăn này có gì mà được mọi người khen ngợi nhiều thế nhé!
Thịt trâu gác bếp hay còn gọi là thịt trau khô, thịt trâu hun khói,… là món đặc sản Hà Giang mua làm quà không thể không bỏ qua. Trâu gác bếp có nguồn gốc từ người dân tộc Thái đen.
Người Thái ngày xưa sống trong rừng sâu, gần nguồn nước. Họ rất giỏi trong việc săn bắn, hái lượm và đánh cá. Họ săn bắn được rất nhiều nhưng không ăn hết. Chính vì vậy, người Thái đã nghĩ ra cách sấy khô để bảo quản được lâu. Họ sấy khô rất nhiều con vật, trong đó trâu là món ăn ngon hơn cả.
Người Thái thường mổ trâu vào các dịp quan trọng. Như ngày hội bản, cúng Thần linh hay vào dịp lễ Tết. Họ chọn những phần thịt trâu tươi ngon nhất để làm thịt trâu gác bếp. Cho đến ngày nay, người dân tộc vẫn luôn giữ nguyên cách làm của cha ông đi trước và biến chúng thành một món ăn mang đậm dấu ấn văn hoá, phong tục vùng Tây Bắc.
Trâu gác bếp Hà Giang được làm từ những thớ thịt trâu dài. Như là phần thịt thăn, bắp hay lưng. Sau khi tẩm ướp thì được xiên vào que và treo lên gác bếp nhiều tháng trời. Thịt trâu cứ thế khô từ từ từ ngoài vào trong. Khi ăn các bạn sẽ thấy bên ngoài thịt rất chắc và dai. Còn bên trong thì vẫn giữ được độ ngọt, bùi của thịt trâu ăn cực cuốn.
Thịt trâu gác bếp có vị cay cay, tê tê từ gia vị tẩm ướp đặc trưng. Đó là ớt, gừng, tiêu, đặc biệt là quả mắc khén và hạt dổi. Đây là hai nguyên liệu đặc trưng, làm nên nét độc đáo của trâu gác bếp Hà Giang. Nếu có cơ hội đi du lịch Hà Giang, đừng quên ghé qua các phiên chợ để mua món đặc sản này về làm quà cho người thân, bạn bè nhé!
Cách chế biến món thịt trâu gác bếp không khó nhưng cần nhiều công sức và thời gian. Hơn nữa, bạn cần phải tuân thủ đúng nguyên liệu và kĩ thuật thực hiện. Có vậy thì mới đảm bảo được đúng hương vị của món đặc sản Hà Giang này. Sau đây, hãy cùng 2Trip khám phá nguyên liệu và cách làm thịt trâu gác bếp nhé!
Nguyên liệu quan trọng nhất của món thịt trâu gác bếp chắc chắn phải là thịt trâu. Thế nhưng người dân Hà Giang lựa chọn nguyên liệu này rất kĩ. Trâu để làm thịt khô phải là những con trâu được chăn thả theo kiểu du mục. Tức là trâu tự nhiên, hoàn toàn không có sự can thiệp của con người.
Hơn nữa, trâu được chọn phải là những con trâu khoẻ mạnh, vừa đến tuổi có thể giết mổ. Chính vì vậy mà mọi người sẽ cảm thấy thịt trâu gác bếp Hà Giang thơm ngon và ngọt thịt hơn so với miền xuôi. Đặc biệt, người dân chỉ chọn lấy phần thăn, bắp hoặc lưng. Vì đó là phần thịt ngon nhất, không có gân và các phần mỡ lèo nhèo.
Bên cạnh đó, món ăn này còn có sự góp mặt của nhiều loại gia vị khác. Như ớt, tiêu, gừng, tỏi,… Và không thể thiếu hạt mắc khén và hạt dổi. Đây là hai loại hạt được coi là “linh hồn” của món thịt trâu gác bếp Hà Giang. Đặc biệt, những nguyên liệu này đều được chính người dân nơi đây lấy từ tự nhiên nên hoàn toàn an toàn và đảm bảo sức khoẻ.
Đầu tiên, rửa thịt trâu với nước sạch. Sau đó, bạn tiến hành lọc thịt từ phần nạc như thịt thăn, bắp, lưng và loại bỏ hoàn toàn gân. Tiếp đến, thái thịt trâu theo thớ dọc thành các miếng vừa phải. Với chiều dài 20cm, chiều rộng khoảng 9-10 cm và bề dày 5cm.
Lưu ý rằng nếu cắt miếng quá dày, thịt sẽ khó thấm gia vị và lâu khô hơn. Ngoài ra, nếu muốn thịt ngấm nhanh và đều gia vị, bạn có thể dần thịt vài lần cho mềm hơn.
Tiếp theo là công đoạn tẩm ướp gia vị. Đây là bước quyết định xem món thịt trâu gác bếp Hà Giang có thành công hay không. Bước làm gia vị khá phức tạp, cần phải có kỹ thuật và kinh nghiệm thì mới có được miếng thịt trâu gác bếp chuẩn hương vị Tây Bắc.
Đầu tiên, bạn nướng ớt khô đến khi thơm rồi cho vào cối giã nhuyễn. Tiếp đến lột vỏ tỏi, gừng, sả rồi rửa sạch. Sau đó, cho ớt, tỏi, gừng, sả, mắc khén, hạt dổi, muối, đường vào và tiếp tục giã cùng ớt khô. Dùng thìa trộn đều để hỗn hợp gia vị sệt lại. Lưu ý , chỉ nên cho tỉ lệ 3 muỗng cà phê mắc kén : 1kg thịt trâu. Vì cho nhiều quá thịt trâu sẽ bị đắng.
Đem hỗn hợp gia vị vừa làm chà sát đều lên hai mặt của các miếng thịt trâu đã thái. Bạn có thể nêm thêm một chút bột ngọt, đường muối nếu muốn thịt trâu thêm đậm đà. Sau khi đã tẩm ướp xong gia vị, dùng các que nhọn xiên vào từng miếng thịt trâu rồi mắc lên giàn bếp. Tiến hành đun bếp củi để làm khô thịt.
Người dân Hà Giang đun bếp củi bằng rơm khô, củi cây rừng, các loại gỗ thảo mộc,… Vì vậy trong khói sẽ có những mùi hương rất đặc trưng. Khi khói bốc lên ám vào thịt sẽ tạo nên món trâu gác bếp thơm ngon độc đáo. Sau một thời gian hun khói, thịt trâu sẽ khô lại như khúc củi và ngấm đều các loại gia vị kích thích vị giác của bạn.
Để làm thịt trâu gác bếp Hà Giang thơm ngon chuẩn vị, các bạn cần tuân thủ một số mẹo sau. Đầu tiên phải đặt trâu đã xiên lên dàn tre hoặc cây mần tứa. Lưu ý phải đặt nằm để trâu không bị khô nước. Kế đến, dùng lá chuối tươi đắp lên trên thịt để ủ độ nóng. Ngoài ra, bạn có thể cho một ít lá ngải cứu vào giữa để thịt thêm thơm.
Tiếp đến, trong thời gian sấy thịt cũng cần để ý thịt và nhiệt độ bếp lửa thật kĩ. Đun lửa ở mức vừa phải và đều đặn trong suốt quá trình sấy khô. Hơn nữa, bạn cũng phải căn thời gian để lật mặt thịt cho khô đều.
Xem thêm: Bỏ Túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Giang Chi Tiết Từ A Đến Z
Chế biến đã khó, thưởng thức thịt trâu gác bếp Hà Giang còn khó hơn. Nếu ăn không đúng cách, du khách sẽ không thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị của món ăn này. Cách đúng theo truyền thống của người Tây Bắc là vùi miếng thịt trâu đã khô vào tro bếp vừa được hình thành từ 1-2 phút. Khi nóng đem xe nhỏ thành sợi là có thể ăn được rồi.
Hiện tại, nhiều gia đình không có tro thì bạn có thể ăn theo kiểu hiện đại. Thịt trâu gác bếp sau khi đã sấy khô hoàn toàn thì có thể đem hấp hoặc quay lò vi sóng. Sau đó, dùng chày đập cho sợi thịt bông lên rồi xé sợi và thưởng thức.
Thịt trâu gác bếp sau khi sấy sẽ khô và cứng. Món ăn này có bề ngoài màu nâu sẫm nhưng bên trong vẫn giữ được màu đỏ của thịt trâu. Khi ăn rất đậm vị, hoà quyện giữa vị cay cay của ớt, tê tê của tiêu và hơi đắng nhẹ của mắc khén. Thịt trâu gác bếp có mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị và mùi khói củi rất riêng.
Khi nhai từng thớ thịt trâu, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt tan trong khoang miệng. Vị cay đọng lại trên đầu lưỡi là mang đến cảm giác khó có thể quên được. Đặc biệt, các “cánh mày râu” rất thích ăn món này với chút chanh và chẩm chéo. Nhâm nhi chút rượu ngô – một thức đặc sản Hà Giang cay nồng thì còn tuyệt vời hơn nữa.
Ngoài ra, thịt trâu gác bếp Hà Giang sẽ ngon hơn rất nhiều khi chấm cùng chẩm chéo. Cách làm chẩm chéo cũng khá đơn giản. Bạn dùng 2 hạt dổi, 2 trái ớt hiểm đã nướng đem giã nát cùng tỏi, sả, gừng, mắc khén. Thêm vào chút rau mùi tàu, húng lủi và ngò gai. Giã hỗn hợp thật nhuyễn rồi cho bột canh và nước mắm vào khuấy đều là được.
Thịt trâu gác bếp Hà Giang đã được sấy kĩ được bảo quản đúng chuẩn có thể thơm ngon được trong từ 6 – 8 tháng. Bạn có thể thực hiện bảo quản theo nhiều cách khác nhau. Đơn giản nhất là bảo quản trong tủ lạnh. Cho thịt trâu gác bếp vào túi, thực hiện hút chân không rồi cho vào ngăn đá. Riêng đối với ngăn mát, bạn có thể bảo quản trong vòng 7 – 10 ngày.
Ngoài ra, nếu nhà bạn có bếp củi thì có thể gác thịt lên bếp. Khi đun thường xuyên, khói bếp sẽ giúp bảo quản thịt lâu dài. Thời gian bảo quản theo cách này có thể lên tới 1 năm. Tuy nhiên, du khách nên sử dụng thịt trâu gác bếp Hà Giang trong vòng 8 tháng để cảm nhận được món an ở lúc ngon nhất.
Thịt trâu gác bếp Hà Giang là món ăn ngon, dễ ăn nên được cả người lớn và trẻ nhỏ đều ưa thích. Dù giá thịt trâu gác bếp Hà Giang hiện nay nằm ở mức cao nhưng vẫn được đông đảo khách hàng tìm mua.
Hiện tại, thịt trâu gác bếp Hà Giang chuẩn đang có mức giá khoảng 650.000đ – 850.000đ /1kg. Còn những loại trâu gác bếp giá rẻ, được bày bán tràn lan trên thị trường thường không phải thịt trâu. Mà có thể là thịt heo hoặc là những sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Đầu tiên, hãy quan sát kỹ màu sắc của thịt. Thịt trâu gác bếp thơm ngon khi bên ngoài khô hoàn toàn, có màu nâu sẫm. Những phần thịt bên trong có màu đỏ tươi, sắc thái thịt hồng hào. Những thớ thịt khi xé ra sẽ có màu nâu hồng trông rất bắt mắt. Còn nếu là thịt lợn thì sẽ có màu đỏ.
Ngoài ra, khi ăn thịt trâu gác bếp chuẩn, bạn sẽ cảm thấy rõ được vị thơm đặc trưng của khói. Vì khi hun, khói bám lâu ngày sẽ không thể bị mất đi một cách nhanh chóng. Khi nhai vị ngọt dai đặt trưng của trâu gác bếp Hà Giang sẽ rất dễ nhận biết. Ngoài ra, trâu khô sẽ nặng mùi mắc khén, tỏi còn lợn khô sẽ nặng mùi gừng hơn.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể nhận biết thịt trâu gác bếp chuẩn thông qua hình dáng thịt. Khi chế biến, thịt trâu đã được cắt thành các miếng dẹt và dọc theo thớ thịt. Khi đã khô, thịt rất cứng nên bạn phải dần cho cho thịt mềm ra. Sau khi dần, bạn có thể xé thịt trâu thành thớ. Còn thịt lợn khi dần sẽ bị vụn nát khiến bạn phân biệt ra ngay.
Không giống như các loại đặc sản Hà Giang khác, hiện nay thịt trâu gác bếp đã được bày bán ở nhiều nơi trên thị trường. Nếu không có cơ hội đi du lịch Hà Giang, bạn vẫn có thể mua trực tiếp tại các siêu thị lớn, cửa hàng uy tín. Hoặc mua online trên các trang web uy tín. Sau đây, 2Trip sẽ gợi ý cho bạn một vài địa điểm mua thịt trâu gác bếp đúng chuẩn.
Trong các chuyến du lịch Hà Giang, chắc chắn các bạn sẽ được ghé qua các địa điểm bán trâu gác bếp uy tín. Điển hình, bạn có thể mua tại các phiên chợ Hà Giang hoặc các cửa hàng chuyên sản xuất thịt trâu gác bếp. Dưới đây là một vài nơi bạn có thể mua tại Hà Giang:
Hiện tại, không khó để khách hàng có thể tìm được một nơi bán thịt trâu gác bếp Hà Giang tại Hà Nội. Bạn có thể tìm mua ở các siêu thị lớn hoặc của hàng chuyên bán đặc sản Tây Bắc. Thế nhưng đâu mới là địa chỉ uy tín và đáng tin cậy nhất. Bạn có thể lựa chọn một trong những cửa hàng uy tín sau đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về trâu gác bếp Hà Giang – món đặc sản Tây Bắc được nhiều người yêu thích. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Và giúp bạn biết cách phân biệt và tìm được địa chỉ mua trâu gác bếp đúng chuẩn.
Nguồn tham khảo:
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch