Hà Giang luôn là một điểm đến du lịch lý tưởng dành cho mọi đối tượng, không chỉ các “phượt thủ”, mà còn thu hút đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến thăm. Vì vậy, trong bài viết này, 2Trip sẽ mang đến cho bạn 1 trợ thủ đắc lực – bản đồ du lịch Hà Giang.
Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, hay cũng chính là điểm cực bắc của Tổ quốc với diện tích tự nhiên – 7.929,5 km². Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Giang bao gồm tổng cộng 11 đơn vị hành chính. Trong đó có 1 thành phố cùng với 10 huyện khác: Đồng Văn, Bắc Mê, Bắc Quang, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Vị Xuyên, Quang Bình, Xí Mần.
Hà Giang được đánh giá là có địa hình khá hiểm trở khi thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc. Với quần thể núi non trùng điệp, và có độ cao khoảng từ 800 – 1200 m so với mực nước biển, tạo nên phong cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ của núi, vừa thơ mộng của sông nước. Và về cơ bản, bản đồ du lịch Hà Giang sẽ chia thành 3 vùng chính như sau:
Phía Bắc: Đây còn được gọi là cao nguyên đá Đồng Văn khi có 90% diện tích là núi đá vôi, ít sông suối. Điển hình là những dải núi đá tai mèo, hay những khe núi sâu sở hữu vách dựng đứng. Vì vậy, vùng cao phía Bắc này – bao gồm 4 huyện: Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc, Quản Bạ, cũng là nơi có địa hình ngoằn ngoèo và khó đi nhất.
Phía Tây: Đến với khu vực vùng cao này, bạn sẽ bắt gặp các huyện như Hoàng Su Phì, hay Xín Mần. Địa hình phổ biến tại nơi đây có dạng vòm, yên ngựa xen lẫn các địa hình dốc. Vào thời điểm mùa lúa chín, hoặc mùa nước đổ, địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch ghé đến.
Vùng núi thấp: Trải dài từ Bắc Mê, qua thành phố, tới Vị Xuyên rồi đến Bắc Quang, khu vực này được đánh giá là địa điểm tham quan du lịch hoàn hảo ở Hà Giang. Hơn thế, tại đây, bạn còn được chiêm ngưỡng các cánh đồng hoa tam giác mạch cùng những dài rừng già kỳ vĩ.
Với vị trí địa lý nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, kết hợp với miền núi cao nên khí hậu tại Hà Giang mang rất rõ đặc điểm của vùng núi Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, thời tiết thường sẽ lạnh hơn các tỉnh Đông Bắc, nhưng lại ấm hơn so với các tỉnh khác thuộc vùng Tây Bắc.
Một điều mà du khách cũng cần chú ý khi đến đây chính là chế độ mưa. Hằng năm bình quân lượng nước mưa tại Hà Giang sẽ nằm trong khoảng từ 2 300 cho tới 2 400 mm. Đặc biệt, riêng tại huyện Bắc Quang, lượng mưa sẽ lên tới hơn 4 000 mm và trở thành 1 trong số các vùng sở hữu lượng mưa lớn nhất nước ta.
Thêm vào đó, Hà Giang cũng là khu vực có những ngày giông cao, khoảng 103 ngày trên 1 năm. Thường sẽ xuất hiện những cơn mưa phùn, ít sương muối nhưng lại nhiều sương mù. Đây cũng là đặc điểm mà các dân phượt cần lưu ý để đảm bảo những chuyến đi của mình được an toàn.
Với đời sống phát triển như hiện nay thì việc tìm kiếm phương thức di chuyển lên Hà Giang không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, quan trọng nhất để tạo nên chuyến hành trình trọn vẹn là bạn phải lựa chọn được cho mình một phương tiện phù hợp và an toàn với mình. Vậy thì hãy cùng tham khảo những gợi ý sau từ 2Trip nhé!
Xe khách là một loại phương tiện phổ biến và phù hợp cho cả những tuyến đường ngắn, lẫn những hành trình dài. Cho đến hiện tại, từ khóa “xe khách đi Hà Giang từ Hà Nội” vẫn luôn nhận được lượng tra cứu nhiều nhất với nhu cầu đi lại cực kì cao.Kéo theo đó, hàng loạt các đơn vị vận tải tuyến này đã đi vào khai thác hoạt động với lượng chuyến lớn mỗi ngày.
Thông thường, các cơ sở xe khách sẽ xuất phát tại bến xe Mỹ Đình, bến xe Lương Yên, hoặc bến xe Gia Lâm. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các hãng xe limousine với dịch vụ đón trả tận nơi cực kì tiện lợi. Về mức giá vé thường sẽ dao động trong khoảng từ 300 000đ – 350 000đ/vé/lượt và có thể tăng vào những dịp cao điểm như mùa du lịch hoặc lễ Tết.
Bản đồ du lịch Hà Giang vẫn luôn là một hành trình đầy hấp dẫn và thử thách đối với các phượt thủ. Nếu bạn là người tay lái chắc, đã có nhiều kinh nghiệm thì việc sử dụng các phương tiện cá nhân trên cung đường “khó nhằn” này sẽ tạo nên những trải nghiệm hình trình đáng nhớ.
Cụ thể, Hà Nội – Hà Giang là tuyến đường dài khoảng từ 281 – 295 km tùy thuộc theo lộ trình bạn lựa chọn. Thời gian di chuyển sẽ dao động trong 6 – 10 tiếng. Ngoài ra, dọc hành trình, bạn còn có thể đi qua và ngắm nhìn các tỉnh như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, cùng hàng loạt vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh.
Xem thêm: TOP 9 Địa Chỉ Cho Thuê Xe Máy tại Hà Giang Giá Tốt, Xe Mới Nhất 2023
Cùng với sự phát triển du lịch tại Hà Giang, các tour du lịch cũng ngày càng được triển khai mạnh mẽ với chất lượng và mức giá cực kì tốt. Đây sẽ là một phương thức phù hợp với du khách đi theo đoàn, hoặc chưa có quá nhiều kinh nghiệm du lịch Hà Giang.
Hiện tại, các tour phổ biến có thể kể đến như: tour du lịch Hà Giang 4 ngày 3 đêm; 3 ngày 2 đêm; 2 ngày 1 đêm;….Hạn chế của hình thức đi du lịch theo tour là gò bó vê thời gian cũng như thiếu đi sự chủ động về lịch trình di chuyển tham quan.
Xem thêm: Cẩm Nang Tour Du Lịch Hà Giang Giá Rẻ Chất Lượng Nhất Năm 2023
Nếu bạn lựa chọn hình thức du lịch “tự túc” bằng phương tiện cá nhân thì việc nắm rõ bản đồ Hà Giang rất quan trọng hơn cả. Và để di chuyển tới trung tâm, bạn có thể lựa chọn 2 cung đường:
Tuyến thứ nhất – qua Vĩnh Phúc: Bạn sẽ lên cầu Nhật Tân để tới đường Võ Chí Công, xã Vĩnh Ngọc. Sau đó đi thêm khoảng 15 km đường Võ Nguyên Giáp thì rẽ phải để vào quốc lộ 2A. Đi qua quốc lộ là đến Vĩnh Phúc. Tiếp tục rẽ trái ra quốc lộ 2C đến Tuyên Quang, rồi đến Hà Giang.
Tuyến thứ hai – qua Phú Thọ: Đây sẽ là cung đường dài hơn. Độ dài chênh lệch sẽ lên tới 7 km. Tuy nhiên, quãng đường được đánh giá là bằng phẳng và dễ đi hơn. Với lựa chọn này, bạn sẽ đi theo hướng đại lộ Thăng Long rồi rẽ vào quốc lộ 21. Sau 20 km thì tiếp tục rẽ vào quốc lộ 32 để tới cầu Trung Hà, qua Phú Thọ, tới quốc lộ 2C. Đoạn đường tiếp theo sẽ di chuyển tương tự: Tuyên Quang -> Hà Giang.
Về vị trí địa lý, phía Đông Hà Giang giáp với tỉnh Cao Bằng; phía Tây và Tây Nam giáp với 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái; phía Nam thì giáp với Tuyên Quang; còn phía Bắc thì giáp với 2 tỉnh nước bạn: Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc.
Điểm cực Bắc của tỉnh Hà Giang chỉ cách Lũng Cú khoảng 3 km về phía Đông. Điểm cực Tây thì cách huyện Xín Mần tầm 10 km về phía Tây nam. Cuối cùng là điểm cực Tây nằm cách thị trấn Mèo Vạc chừng 16 km về phía Đông – Đông nam.
Bản đồ giấy là một chiếc “phao cứu trợ” cực kì cần thiết. Đặc biệt tại các tỉnh miền núi như Hà Giang rất dễ dẫn đến tình trạng điện thoại mất sóng (đặc biệt ở những đoạn đường đèo, hoặc con đường Hạnh Phúc), không có mạng, hay hết pin.
Và một mẹo nhỏ để khiến cho việc xem bản đồ du lịch Hà Giang trở nên dễ dàng hơn – đánh dấu sẵn vào những điểm mà bạn muốn tới. Tốt nhất, bạn nên dùng bút đỏ hoặc đen để giúp xác định được rõ hướng đi mà không bị rối mắt tìm kiếm gây mất thời gian di chuyển.
Hình thức bản đồ được sử dụng nhiều nhất. Ưu điểm của chúng chính là sự tiện lợi, dễ sử dụng. Bạn chỉ cần tra cứu điểm đến bằng công cụ Google Map là ngay lập tức được hỗ trợ chỉ đường một cách chi tiết.
Xem thêm: Homestay Hà Giang | Top 10+ Địa Chỉ Không Gian Đẹp, Dịch Vụ Tốt
Khi đi du lịch trải nghiệm, điều mà các dân phượt quan tâm nhất chính là thời gian. Làm sao để có được một hành trình trọn vẹn, tham quan được nhiều địa điểm nhưng lại không phải đi lòng vòng quá nhiều? Đó cũng là lý do mà ai cũng muốn “nắm trong lòng bàn tay” những cung đường ngắn nhất trên bản đồ du lịch Hà Giang.
Cổng trời Quản Bạ một điểm đến cực kì thu hút khách du lịch mỗi khi ghé thăm Hà Giang mà chắc chắn bạn không nên bỏ qua. Đây chính là cửa ngõ đầu tiên của huyện Đồng Văn và cũng là nơi xuất phát đến con đường Hạnh phúc.
Sau khi di chuyển tới Hà Giang, bạn sẽ đi thêm tầm 50 km nữa để đến được với địa điểm hấp dẫn này. Cụ thể, từ trung tâm thành phố Hà Giang, bạn sẽ di chuyển theo hướng Tây bắc tới quốc lộ 2. Khi thấy cửa hàng bán sim thẻ Vũ Tiến Thạch thì lập tức rẽ trái để vào con đường Nguyễn Trãi.
Sau đó đi thẳng qua vòng xuyến để đến quốc lộ 4C. Cuối cùng theo hướng Đông Bắc bạn sẽ qua Đồng Văn Hà Giang và đặt chân được đến cổng trời Quản Bạ. Với việc nằm ngay trên con đường huyết mạch, từ đây, bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ cũng như dễ dàng ghé tới những địa điểm du lịch Hà Giang nổi tiếng khác xung quanh.
Lưu ý: Quãng đường di chuyển từ Hà Giang tới cổng trời Quản Bạ được đánh giá là khá gập ghềnh, hiểm trở với một bên là vách đá, bên còn lại là vực thẳm. Thêm vào đó, vào những ngày thời tiết xấu thì con đường sẽ bao phủ bởi 1 lớp sương mù dày đặc nên việc di chuyển cũng gặp nhiều khó khăn.
Rừng thông Yên Minh chỉ cách cổng trời Quản Bạ tầm 30 km nên sẽ là lựa chọn vô cùng hoàn hảo tiếp theo cho lịch trình tham quan của bạn tại Hà Giang. Cung đường di chuyển giúp tiết kiệm thời gian nhất là tiếp tục đi theo hướng quốc lộ 4C để qua thị trấn Tam Sơn, Lùng Tám, Ngam La.
Chú ý: Tại cổng trời Quản Bạ, bạn sẽ nhìn thấy 2 tấm biển chỉ dẫn sang 2 hướng khác nhau. Cụ thể, một bên là Yên Minh 22,6 km; và một bên là Yên Minh 41 km. Nếu bạn muốn tham quan rừng thông thì hãy rẽ theo tấm bảng Yên Minh 41 km. Cung đường còn lại sẽ dẫn du khách đi qua “cây cô đơn Hà Giang”.
Tiếp tục vẫn là một hành trình đầy thách thức đối với các “phượt thủ” – con đường dẫn tới “tứ đại đỉnh đèo” – đèo Mã Pí Lèng. Dù chỉ kéo dài 20 km nhưng chắc chắn sẽ mang tới rất nhiều trải nghiệm đáng nhớ với những đoạn đường ngoằn ngoèo, uốn lượn với những vách đá cheo leo cực kì dốc.
Nếu di chuyển bằng xe máy thì cung đường ngắn nhất là đi dọc quốc lộ 4C. Đèo Mã Pí Lèng sẽ xuất hiện khi bạn đi qua con đường Hạnh Phúc. Lưu ý: Bạn nên lựa chọn mặc những trang phục thoải mái, không quá vướng để việc di chuyển được dễ dàng hơn.
Huyện Mèo Vạc cũng nằm dọc theo quốc lộ 4C, khi bạn qua được các địa điểm kể trên: Quản Bạ, Yên Minh, rồi tới Đồng Văn. Vì vậy thông thường, du khách sẽ kết hợp tham quan vừa tham quan Đồng Văn, vừa rẽ vào thị trấn Mèo Vạc.
Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều địa điểm đẹp và nổi tiếng như: sông Nho Quế, chợ phiên, hay chợ tình Khâu Vai. Đặc biệt, khi đến Mèo Vạc, bạn chắc chắn phải thưởng thức các đặc sản “có 1 không 2” tiêu biểu như: thắng cố, thịt trâu gác bếp, xôi ngũ sắc,…..
Xem thêm: Top 05 Chợ Phiên Hà Giang Đậm Nét Truyền Thống Và Đẹp Nhất Năm 2023
Cột cờ Lũng Cú cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 200 km theo đường núi. Trên hành trình di chuyển, bạn sẽ lần lượt đi qua thị trấn Quản Bạ, thị trấn Tam Sơn, Đồng Văn. Tại đấy, di chuyển thêm tầm 40 km qua các xã: Phố Cao, Sủng Là, Sủng Phìn. Tới ngã 3 của xã Sủng Phìn, tiếp tục rẽ ngược lên là tới được cột cờ.
Và để di chuyển được tới cột cờ Lũng Cú, bạn phải tiếp tục chinh phục thêm 839 bậc thang nữa. Quãng đường sẽ được chia ra làm 3 chặng với các khu vực nghỉ chân. Đây là địa điểm du lịch có thu phí vào cửa. Tuy nhiên mức giá lại cực kì rẻ, chỉ có 10 000đ/người/lượt.
Hoàng Su Phì Hà Giang chỉ nằm cách trung tâm thành phố khoảng chừng 80 km. Vì vậy để di chuyển đến đấy, bạn hãy đi về hướng Đông nam để qua đường Nguyễn Trãi. Tiếp tục vào quốc lộ 2 đến Tân Quang thì rẽ vào đường DT177. Cứ đi thẳng tới trường Tiểu học Bản Chè thì rẽ phải và đi thêm 1,5 km nữa là đã tới được Hoàng Su Phì.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn tuyến đường đi tới cửa khẩu Tân Thanh, vượt qua Tây Côn Lĩnh để tới Hoàng Su Phì. Tại đây, bạn có thể tham quan: ruộng bậc thang Bản Phùng, hoa tam giác mạch, đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, chợ phiên Hoàng Su Phì,….
Với những thông tin trên bản đồ du lịch Hà Giang, bạn hoàn toàn có thể tự vạch ra một lịch trình di chuyển tham quan theo mong muốn của bản thân. Dưới đây 2Trip sẽ đưa ra một vài lộ trình khám phá trọn Hà Giang 4 ngày 3 đem để bạn tham khảo và có được những chuyến đi tiết kiệm tối đa được cả chi phí lẫn thời gian.
Ngày 1: Hà Nội – Trung tâm thành phố Hà Giang
Quãng đường dài gần khoảng 300 km tùy thuộc vào cung đường bạn lựa chọn.
Ngày 2: Trung tâm thành phố Hà Giang – Quản Bạ – Đồng Văn
Quãng đường kéo dài 185 km.
Ngày 3: Đồng Văn – Lũng Cú – Đèo Mã Pí Lèng – Sông Nho Quế- Pả Vỉ – Thị trấn Mèo Vạc – Mậu Duệ – Du Già
Quãng đường dài tầm 170 km.
Sáng: Ăn sáng (có thể lựa chọn ăn sáng tại nơi lưu trú, hoặc tự túc ở chợ gần khu phố cổ cũng có rất nhiều quán ăn ngon ở Đồng Văn). Sau đó di chuyển tới cột cờ Lũng Cú.
Trưa: Quay ngược trở lại Đồng Văn Hà Giang để ăn trưa.
Chiều: Xuất phát tới con đường Hạnh Phúc. Qua đoạn này là đến đèo Mã Pí Lèng rồi tới Mèo Vạc. Ở đây bạn có thể ngắm nhìn dòng sông Nho Quế, làng văn hóa Pả Vỉ. Tiếp tục hành trình tham quan của mình ở cung đường được đánh giá là “khó nhằn” nhất ở Hà Giang: Mậu Duệ – Du Già.
Tối: Dừng chân thưởng thức bữa tối và nghỉ ngơi qua đêm tại Du Già. Bạn có thể tới khu vực thôn Cốc Bảng để lựa chọn cho mình một homestay Du Già Hà Giang phù hợp nhé!
Ngày 4: Du Già – Bắc Mê – Trung tâm thành phố Hà Giang – Hà Nội
Quảng đường di chuyển khoảng 400 km.
Hà Giang là một điểm đến cực kì thú vị và hấp dẫn, đặc biệt với những ai thích chinh phục những đoạn đường hiểm hóc và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Hiểu rất rõ được nhu cầu đó, hy vọng thông qua bài viết này, 2Trip đã mang đến cho bạn một “bản đồ du lịch Hà Giang” chi tiết và dễ hiểu. Chúc bạn sẽ có được những hành trình du lịch tự túc an toàn và trọn vẹn!
Nguồn tham khảo:
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch