Đến với thị trấn Phó Bảng Hà Giang, du khách nhất định sẽ phải lòng trước nét đẹp rừng núi nguyên sơ và con người mộc mạc bình dị, đầm ấm. Tuy nhiên, thị trấn nhỏ này lại chưa được nhiều người biết đến. Vì thế, hãy cùng 2Trip khám phá Phó Bảng – thị trấn ngủ quên trong dòng chảy thời gian.
Thị trấn Phó Bảng Hà Giang hay còn được gọi là Phố Bảng là một thị trấn nhỏ nằm giáp biên giới Trung Quốc thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Thị trấn sở hữu diện tích chỉ khoảng 11 km2 với dân số hơn 3.000 người. Chính vì thế, mật độ nhà ở đây khá thưa thớt. Cứ cách xa xa mới có thấy vài ba căn nhà.
Từ thành phố Hà Giang đến thị trấn Phó Bảng khoảng 120km với thời gian di chuyển trung bình 5-6 tiếng bằng hình thức đi xe máy. Phía đông của thị trấn giáp xã Sủng Là Hà Giang, phía tây liền kế Phố Là, phía nam giáp Phố Cao. Riêng phía bắc là cạnh huyện Ma Lật Pha, Vân Nam, Trung Quốc.
Người dân sống ở Phó Bảng chủ yếu là dân tộc vùng cao. Trong đó, thị trấn có khoảng 14 dân tộc sinh sống như Tày, Nùng, Cờ Lao, La Chí, Cao Lan,… Nhưng người Hoa Hán và người Mông là 2 dân tộc chiếm chủ yếu tại đây. Chính vì đa dạng dân tộc sinh sống cùng nhau, thị trấn Phó Bảng sở hữu nền văn hóa phong phú và đặc sắc.
Thị trấn Phó Bảng được nhiều người gọi vui là “thị trấn ngủ quên” hay “thị trấn lãng quên”. Bởi lẽ, dù nằm trong cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giangvà chỉ cách tuyến đường phượt Yên Minh Đồng Văn chưa tới 5km. Nhưng thị trấn lại không xuôi theo cung đường Hạnh Phúc chinh phục miền đá xám. Do đó, nhiều người mải mê đi khám phá các nẻo đường mới mà quên mất một thị trấn nhỏ yên bình.
Có lẽ cũng chính vì điều này mà khiến Phó Bảng Hà Giang mang một vẻ đẹp rất riêng không giống bất kì nơi đâu trên cao nguyên đá. Đó là sự trầm lắng, nhẹ nhàng có phần hiu quạnh giữa núi rừng hùng vĩ. Đến với Phó Bảng, du khách nhất định sẽ phải lòng không khí lắng đọng, không ồn ào, không xô bồ như đô thị phồn hoa miền xuôi.
Để đến được thị trấn Phó Bảng Hà Giang chúng ta sẽ chia cung đường thành 2 chặng bao gồm: Đi từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang và chặng hai là đi thành phố Hà Giang đến Phó Bảng. Nhìn chung, tổng cung đường 2 chặng sẽ rơi vào hơn 400km với thời gian di chuyển khá dài trên nhiều đoạn đường đèo, dốc.
Chặng đường từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang là 300km. Cung đường này có rất nhiều đơn vị vận tải khai thác dịch vụ đưa đón như xe khách đi Hà Giang từ Hà Nội, xe limousine 12 ghế ngồi hạng vip, xe cung điện 22 cabin,… Các dòng xe đều được trang bị đầy đủ tiện nghi nhằm mang đến cho hành khách không gian thoải mái nhất.
Tùy vào mỗi nhà xe sẽ có những khung giờ khởi hành khác nhau. Nhưng nhìn chung lộ trình này có lịch trình di chuyển khá linh hoạt từ khung giờ 6h00 sáng đến 21h00 tối. Giá vé xe dao động từ 200.000d – 350.000đ/người. Riêng hạng cabin cung điện là 550.000đ/2 người/1 cabin. Mức giá được duy trì ổn định thậm trong năm thậm chí vào các dịp lễ tết, mùa du lịch.
Bên cạnh đó, du khách có thể lựa chọn hình thức tự di chuyển bằng xe ô tô riêng hoặc xe máy. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến kích cho lắm. Đặc biệt đối với những vị khách dự định phượt Hà Giang. Bởi đường từ Hà Nội đến Hà Giang khá xa, cung đường lạ có nhiều đèo dốc đòi hòi người lái phải chắc tay và có sức khỏe tốt.
Sau khi đến thành phố Hà Giang, du khách có thể thuê xe máy hoặc ô tô để đi phượt cao nguyên đá Đồng Văn. Có rất nhiều đơn vị cho thuê xe gần bến xe khách thành phố Hà Giang. Giá thuê xe máy từ 180.000đ/ngày trở lên. Khi thuê xe, du khách được đi kèm 2 mũ bảo hiểm và áo mưa hay bản đồ du lịch Hà Giang.
Chặng đường thứ 2 từ thành phố Hà Giang đến thị trấn Phó Bảng sẽ xuôi theo cung đường khám phá cao nguyên đá Đồng Văn trên quốc lộ 4C (cung đường Hạnh Phúc). Mọi người đi qua Quản Bạ – Yên Minh. Khi chuẩn bị tới Sủng Là thì rẽ trái sang trị trấn Phó Bảng. Đường từ thành phố đến thị trấn khá dễ đi vì chỉ cần ôm dọc cung đường quốc lộ không có nhánh rẽ nhiều.
Tuy nhiên, khi gần đến thị trấn Phó Bảng, cung đường đi sẽ khó khăn hơn chút. Bởi con đường này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Do đó, ngoài những đoạn đường đổ bê tông theo cung đường Hạnh Phúc sẽ có vài chỗ đường đất đá gập ghềnh. Đặc biệt vào những ngày trời mưa đường trơn, bùn lầy và tầm nhìn hạn chế đi lại rất vất vả và nguy hiểm.
Trên tuyến đường phượt cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và thị trấn Phó Bảng nói riêng, mọi người nên di chuyển bằng xe máy. Bên cạnh việc có thể linh hoạt hành trình, dễ dàng di chuyển vào những đường làng, xóm ngõ nhỏ. Thì đi phượt bằng xe sẽ giúp du khách chiêm ngưỡng trọn vẹn quang cảnh thiên nhiên đất trời hùng vĩ trên miền đá tai mèo cheo leo.
Xem Thêm: Khám Phá 20+ Địa Điểm Du Lịch Hà Giang – Đẹp Nhất, Được Check-in Nhiều Nhất
Thị trấn Phó Bảng mỗi mùa một cảnh quan. Tuy nhiên, dù trải qua bao lâu thì nét đẹp đặc trưng nơi đây vẫn là sự trầm mặc và hoài niệm. Vì thế, du khách có thể ghé đến Phó Bảng bất kì lúc nào trong năm tùy theo sở thích. Tuy nhiên, vẫn có một số khung thời gian tuyệt nhất, đẹp nhất tôn lên trọn vẹn vẻ đẹp đặc biệt của thị trấn Phó Bảng ngủ quên.
Mùa xuân ngay thời gian tết Nguyên Đán là lúc mọi người nên ghé tới thị trấn Phó Bảng. Đây là lúc cả thị trấn như lay mình khoác lên sắc áo rực rỡ của nhiều màu hoa. Từ màu hồng hoa đào, điểm trắng hoa mận, hoa mơ hay sắc vàng hoa cải cuối mùa vương lại. Dạo bộ trên con đường nhỏ dẫn vào làng, du khách sẽ cảm thấy mình đang lạc vào thị trấn nhỏ cách biệt khỏi bên ngoài đầy yên ắng và tràn ngập sắc hoa.
Tuy nhiên, vào thời gian này thi thoảng sẽ có những con mưa phùn rả rích. Khi đó nhiệt độ xuống thấp se lạnh. Du khách quây quần bên bếp lửa nhỏ sưởi ấm, nướng khoai và nói chuyện cùng người dân vùng cao hay trầm ngâm ngắm trời mưa bên hiên nhà cũ kĩ lát gạch xanh có phần bạc màu, phủ chút rêu phong vì thời gian.
Vào thu là lúc thị trấn Phó Bảng đốn tim bao nhiều du khách bởi vẻ đẹp bình dị, dịu dàng nhất. Trời thu tại thị trấn mát mẻ, khô ráo vô cùng dễ chịu. Bầu trời xanh trong cao vời vợi. Những ánh mây bồng bênh vắt ngang qua dải núi đá tai mèo xám xịt quanh năm. Ban sáng trời có se lạnh vương chút sương mù trông rất huyền ảo.
Ghé thị trấn Phó Bảng mùa này, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những thửa ruộng nhỏ chín trĩu nặng trong bảng. Đó không phải là các cánh đồng ruộng bậc thang to lớn ôm quanh sườn núi như Hoàng Su Phì. Mà chỉ đơn thuần là những mảnh ruộng vừa phải được người dân tận dụng cày bừa trồng cấy. Lúa chín vàng thơm mùi đất trời, cây cỏ vô cùng dễ chịu.
Đặc biệt, nếu du khách tới đúng mùa thu hoạch tại đây. Đừng ngần ngại trao đổi với người dân cho thử cảm giác gặt lúa vùng cao nhé! Mọi người sẽ được tự mình lội xuống ruộng cắt những cây lúa già trĩu hạt. Tuy quá trình thu hoạch lúa tốn khá nhiều công sức nhưng cũng vui không kém nhất định sẽ là trải nghiệm khó quên với du khách.
Cuối thu cũng là mùa của hoa tam giác mạch Hà Giang. Loài hoa này như biểu tượng cho sức sống và núi rừng Đông Bắc nơi địa đầu Tổ Quốc. Cứ mỗi độ thu về vào khoảng tháng 10, tháng 11, hoa tam giác mạch lại nở rộ với đủ sắc trắng tinh khôi hay hồng nhạt nhẹ nhàng tự như một lời hẹn thề với mảnh đất khô cằn cao nguyên đá Đồng Văn.
Đây là thời gian thị trấn Phó Bảng được tươi mới thêm lần nữa. Sự cũ kỹ của thời gian dần được thay bằng sắc hoa tam giác mạch tươi tắn tràn đầy sức sống. Hoa tam giác mạch mọc dại khắp nẻo đường trong bản. Trẻ em trong thị trấn hái hóa bện vòng hay đựng đầy những giỏ địu sau lưng đi dọc đường làng nhìn vô cùng đẹp và bình yên.
Du khách lang thang trong thị trấn Phó Bảng mùa này nhất định sẽ mê mẩn không khí thảnh thơi, nhẹ nhàng. Hoa tam giác mạch Hà Giang nở rộ. Ven đường ẩn hiện thêm vài đốm hoa cúc cam cùng với lũ trẻ áo vận những bộ thổ cẩm đủ họa tiết, màu sắc bắt mắt làm nơi đây càng thêm rực rỡ. Sẽ thật tuyệt khi du khách mang theo một chiếc máy ảnh film để có thể ghi lại trọn vẹn vẻ đẹp mộc mạc nhưng khó quên “thị trấn ngủ quên” này.
Thị trấn Phó Bảng là vùng đất thích hợp cho những ai muốn tạm “trốn” thành thị huyên náo và xô bồ. Nơi đây thanh bình với nhịp sống chầm chậm trôi sẽ mang đến cho du khách không gian nghỉ ngơi, khôi phục năng lượng bên trong trọn vẹn nhất. Đây cũng chính là điểm nhấn tạo sự khác biệt của Phó Bảng so với các thị trấn khác Hà Giang.
Không phải tự nhiên thị trấn Phó Bảng lại được nhiều người ví von như “thị trấn lãng quên”. Nơi đây không được nhiều du khách ghé đến. Vì thế chẳng nhộn nhịp như thị trấn Đồng Văn hay sầm uất như thành phố Hà Giang. Nơi đây đìu hiu, nhẹ nhàng từng ngày trôi qua. Nhưng chính vẻ thanh bình này lại khiến người ta vương vấn nhớ nhung mãi.
Du khách tới thị trấn Phó Bảng sẽ bắt gặp những ngôi nhà nhỏ được xây dựng hoàn toàn thủ công bằng sức người đã có tuổi đời mấy chục năm. Các ngôi nhà nằm san sát nhau theo từng nhóm nhỏ. Nhà nào nhà nấy cũng tường đất nâu đỏ với vài vết nứt, vết rạn nhỏ hay các mái gói âm dương bạc màu bởi vết tích thời gian qua đi bao mùa.
Nói không sai khi bảo rằng nét đẹp của Phó Bảng là nét đẹp xưa cũ hoài niệm. Bởi đến nơi đây, khung cảnh nào cũng nhuốm màu thời gian. Từ những vách đá cheo leo hàng triệu năm tuổi đến các mái nhà cổ kính, hàng rào đá thơ sơ trăm năm hay những con đường mòn ôm sườn núi. Mọi thứ đều rất nguyên sơ và mộc mạc.
Du khách ghé tới thị trấn sẽ cảm giác như đang trở về nơi phố xưa. Đó cũng là điểm nhấn độc nhất vô nhị tại nơi đây. Phó Bảng như sợi dây kết nối giữa quá khứ và thực tại. Khiến con người cảm thấy được quay về với năm tháng xưa cũ bình dị. Để rồi tất thảy ai đấy đều muốn được nán lại nơi đây lâu hơn để cảm nhận kĩ hơn, trọn vẹn hơn sự hoài cổ của thị trấn ngủ quên.
Xem Thêm: Bản Đồ Du Lịch Hà Giang | Tổng Hợp Những Thông Tin Cần Thiết Nhất Dành Cho Bạn
Thị trấn Phó Bảng không phải là nơi nhộn nhịp. Cuộc sống ở đây chầm chậm trôi từng chút từng chút. Mọi thứ dường như thoát khỏi hẳn cuồng quay công việc bộn bề. Đây cũng là lý do nhiều người trẻ hay lựa chọn ghé đến thị trấn nhỏ này trên cao nguyên đá Đồng Văn để nghỉ ngơi, để có thời gian thấu hiểu bản thân nhiều hơn.
Buổi sáng sớm tại thị trấn không hề có tiếng xe cộ ồn ào. Thay vào đó là tiếng nói chuyện rôm rả của những cụ bà ăn trầu trước hiên nhà, tiếng trẻ nhỏ cười khúc khích bên đám bạn bằng tuổi. Thi thoảng có tiếng người dân í ới nhau đi lên nương. Tuy đó đều là những điều bình dị nhưng lại hiếm thấy tại miền xuôi tấp nập.
Đến với thị trấn Phó Bảng Hà Giang, du khách không những cảm thấy mình được sống chậm lại. Mà từng thời khắc trôi qua đều vô cùng lắng đọng và chất lượng. Mọi người có thời gian thảnh thơi bên hiên nhà hay đi dọc cung đường làng nhỏ, hai bên hoa dại mọc kín và rồi ngắm nhìn núi đá hoang sơ ôm trọn các mái nhà cổ bạc màu.
Mặc dù cuộc sống người dân Phó Bảng vẫn còn nhiều vất vả và khó khăn. Nhưng họ rất đôn hậu, hiền hòa với nụ cười mộc mạc luôn nở trên môi. Họ mang trong mình sự cần nhẫn và nghị lực vươn lên tựa như hoa nở nơi cao nguyên đá. Người dân nơi đây dù già hay trẻ đều đón tiếp du khách bằng những tình cảm chân thật và đầm ấm nhất.
Có lẽ tới thị trấn Phó Bảng Hà Giang là lúc mọi người có thể dành trọn vẹn từng giây phút cho bản thân. Sống và làm những điều mình thích. Mọi người có thời gian kết nối với bản thân bên trong để khôi phục lại năng lượng đã mất do áp lực cuộc sống. Sẽ chẳng không sai khi nói không khí bình dị, nguyên sơ và tình người ấm áp tại thị trấn Phó Bảng như “liều thuốc” chữa lành năng lượng.
Nếu may mắn, du khách có thể ghé thị trấn Phó Bảng vào đúng phiên chợ Lùi truyền thống nơi đây. Phiên chợ diễn ra không có thời gian cố định và cứ khoảng 6 ngày diễn ra một lần. Trong phiên chợ, bạn có thể hòa vào dòng người vùng cao mua sắm, nếm thử đặc sản và trò chuyện với những người dân chất phác thật thà. Đặc biệt, những món đồ được bán trong chợ phiên đều là những thứ gia đình trồng được, nuôi được.
Thị trấn Phó Bảng tuy không quá nổi tiếng trong những điểm du lịch Hà Giang. Nhưng một khi ai ghé tới nơi đây cũng sẽ phải động lòng trước nét bịnh dị, trầm mặc vương vấn thời gian. Phó Bảng tựa như nơi lưu giữ mọi sự hoài niệm đã qua của năm tháng trên cao nguyên đá Đồng Văn.
Phó Bảng sở hữu thiên nhiên hoang sơ, các mái nhà cũ kỹ, tường rào đá phong rêu cùng với nhịp sống chậm rãi, giống hệt thước phim tua ngược thời gian đưa du khách về năm tháng nguyên sơ, mộc mạc nhất. Đó cũng là một nét đẹp độc nhất vô nhị của thị trấn ngủ quên mà sẽ thể tìm ở bất kì nơi đâu.
Trong thước phim quay chậm đó không chỉ có sự xuất hiện của quanh cảnh mà còn cả con người. Từng lớp thế hệ sinh ra và lớn lên tại thị trấn nhỏ. Những đứa trẻ với đôi mắt to tròn trong veo, đôi má hồng tươi líu lo chạy theo khách du lịch bởi tò mò. Hãy những lão bà tóc bạc phơ ngồi trầm ngâm nhìn vào khoảng không như đang hồi tưởng về điều gì đó xa xăm.
Trong thị trấn Phó Bảng chưa có nhiều địa điểm lưu trú. Homestay thường là sự lựa phù hợp nhất khi tới thị trấn. Các homestay tại nơi đây được thiết kế bình dị theo kiến trúc y hết những ngôi nhà cổ lâu năm. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đường nét tuy mộc mạc nhưng lại rất đặc trưng tại vùng núi Đông Bắc.
Tuy nhiên, đa phần các homestay tại Phó Bảng đều theo thiên hướng nhà sàn hoặc phòng nhỏ không khép kín. Du khách có thể vừa nghỉ ngơi vừa hòa nhập vào cuộc sống thường nhật của người dân địa phương. Đặc biệt, trong bữa cơm tối, gia đình chủ nhà thường mời mọi người ly rượu ngô nồng ấm như lời chào mừng, lời cảm ơn khi ghé đến thị trấn Phó Bảng.
Mức giá homestay tại thị trấn Phó Bảng khá đa dạng tùy từng loại phòng. Nhưng nhìn chung mức giá khá phải chăng không hề đắt đỏ. Tuy nhiên, homestay Phó Bảng Hà Giang khá ít nên mọi người hãy tranh thủ đặt phòng trước. Đặc biệt là vào thời gian mùa du lịch cao điểm ở Hà Giang.
Bên cạnh những phòng nghỉ trong thị trấn Phó Bảng Hà Giang, du khách có thể lựa chọn những homestay tại các vùng lân cận. Du khách có thể vừa kết hợp khám phá Phó Bảng và nhiều địa điểm khác trong vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Phòng ngủ sạch sẽ, yên tĩnh của đủ tiện nghi cơ bản đảm bảo sẽ khiến mọi người có không gian nghỉ ngơi tốt nhất.
Xem Thêm: Tổng Hợp Các Homestay Đồng Văn Hà Giang Giá Rẻ Chất Lượng Cao Năm 2023
Ẩm thực Phó Bảng sẽ khiến mọi người ấn tượng ngay từ lần đầu thưởng thức. Những món ăn tại đây không phải cao lương mĩ vị nhưng lại mang hương vị đặc biệt. Một hương vị núi rừng dân dã mộc mạc. Ngoài ra, ở Phó Bảng cũng có một số món đặc sản Hà Giang dễ dàng bảo quản để du khách mang về làm quà cho người thân sau chuyến đi.
Mèn mén là món ăn đặc trưng của người H’Mông. Món ăn này đã gắn bó với bao nhiều thế hệ từ thời xa xưa đến nay. Mèn mén được chế biến từ hạt ngô xay nhuyễn. Để chế biến ra một mẻ mèn mén ngon cần trải qua rất nhiều công đoạn. Hầu hết nhà nào tại Phó Bảng cũng làm mèn mén để ăn dần quanh năm. Người dân thường trộn mèn mèn ăn với cơm hay hòa nầu phở, nấu mì.
Bánh tam giác mạch là món bánh đặc trưng chỉ có ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cuối mùa hoa tam giác mạch chính là lúc người dân đi thu hoạch hạt loại hoa này đêm về chế biến thành bánh. Bánh tam giác mạch có màu nâu nhạt. Bên trong tơi xốp. Khi ăn sẽ có vị ngọt thanh và ngai ngái đặc trưng của hạt tam giác mạch. Bánh này nướng hoặc chiên giòn ăn rất ngon.
Đến cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và thị trấn Phó Bảng nói riêng nếu chưa thưởng thức qua thắng cố thì quả thật là đáng tiếc. Đây là đặc sản của người H’Mông được chế biến từ thịt ngựa hoặc thịt bò. Tuy nhiên ở Phó Bảng, người dân thường chế biến gồm thịt ngựa, nội tạng ngựa và các loại thảo mộc đặc trưng vùng núi. Thắng cố đậm đà, ăn thơm mùi thảo mộc, mềm béo từ thịt ngựa.
Nếu mọi người dùng bữa tại Phó Bảng nhất định không nên bỏ lỡ rượu ngô. Đây là thức uống không thể thiếu trong các bữa cơm của người vùng cao. Rượu ngô cay nồng, thơm dịu. Khi uống vào cảm thấy ấm nóng. Đó cũng là lý do tại loại rượu này càng được ưa chuộng mỗi độ đông về.
Trước đây rượu ngô chưa được bày bán nhiều. Bởi người dân vùng cao Hà Giang nhà nào cũng nấu vài chum rượu ngô ngon uống dần trong năm. Tuy nhiên, mấy năm gần đây loại rượu này đã được bán phổ biến trong nhiều phiên chợ Hà Giang để du khách có dịp thưởng thức và mua về làm quà.
Thị trấn Phó Bảng sở hữu một nét đẹp nguyên sơ, một nhịp sống bình dị. Nơi đây nhất định sẽ là điểm dừng chân phù hợp cho những vị khách yêu thích lối sống chậm rãi tách khỏi phố xa ồn ào. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho du khách nhiều thông tin hữu ích. Chúc mọi người có chuyến du lịch Hà Giang trọn vẹn và đáng nhớ nhất.
Nguồn tham khảo
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch