Đến với tỉnh Hà Giang, món ăn sáng tại Đồng Văn luôn có một sức hút đặc biệt không thể cưỡng lại được. Ngay bây giờ, 2Trip sẽ đồng hành cùng bạn khám phá thực đơn đa dạng buổi sáng vô cùng chất lượng khi ghé thăm nơi đây nhé.
Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 160km, thị trấn Đồng Văn nằm lọt thỏm trong cao nguyên đá với độ cao 1000 – 1600m so với đồng bằng. Nơi đây được nhiều du khách biết đến với cái tên phố cổ Đồng Văn.
Nếu có dịp ghé thăm danh thắng “địa đầu Tổ quốc” này, du khách sẽ có rất đa dạng các món đặc sản Hà Giang để lựa chọn như Thắng Cố, Thắng Dền, Cháo Ấu Tẩu, Bánh Chưng Gù,… Vào buổi sáng, du khách nên lót dạ bằng những món ăn nhẹ mang đậm hương vị đậm đà của người dân nơi đây.
Bánh cuốn ở Đồng Văn có hương vị vô cùng độc đáo. Để có được những chiếc bánh mềm mịn, người dân phải chọn gạo vô cùng kỹ lưỡng, nguyên liệu này sẽ được thu hoạch ngay từ những mảnh ruộng bậc thang vào mùa vụ tháng Chín.
Sau khi ngâm qua đêm ít nhất 12 tiếng, gạo sẽ được xay thủ công bằng tay để đảm bảo phần bột nhuyễn mịn. Ngay sau đó, phần bột sẽ được tráng thành lớp bánh mỏng, mịn và tỏa ra mùi bột gạo thơm nức.
Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ quy trình làm bánh. Thành phẩm sau khi hoàn thành sẽ được phục vụ ngay nên bánh cực kỳ nóng hổi và vẫn bốc khói nghi ngút, rất thích hợp để ăn vào những buổi sáng Hà Giang se lạnh.
Đặc biệt nhất chính là phần nước chấm của món bánh cuốn phố cổ Đồng Văn. Để tạo ra một bát nước dùng thanh bùi thì người dân nơi đây phải sử dụng xương ống của loài lợn đen. Trước khi mang đi hầm, cương sẽ được trần sơ và rửa sạch để loại bỏ phần nước đục. Sau đó, xương ống sẽ được hầm từ 3 – 4 tiếng đồng hồ cho tới khi phần nước thật trong và đậm đà.
Địa chỉ quán ăn ngon:
Xem thêm: Tổng Hợp Các Homestay Đồng Văn Hà Giang Giá Rẻ Chất Lượng Cao Năm 2023
Du khách ghé thăm Hà Giang vào mùa đông để có thể hòa mình vào không khí lễ hội hoa tam giác mạch nổi tiếng. Hoa tam giác mạch còn được người dân miền núi trồng để làm lương thực cho gia súc và đặc biệt là nguyên liệu chính để chế biến ra món bánh tam giác mạch ngon tuyệt hấp dẫn mọi du khách.
Món bánh đặc trưng này sẽ có màu tím nhạt từ hạt hoa tam giác mạch, người dân sẽ nặn thành hình tròn bản to và nướng trên lửa than hồng. Thành phẩm khi ăn thơm bùi, giòn giòn và bên trong vẫn giữ được độ mềm ẩm, xôm xốp.
Phần hạt sau khi được hái về sẽ được rửa sạch và phơi khô ngoài nắng. Một phần được ủ thành men rượu và phần còn lại sẽ được xay mịn thành hỗn hợp bột để làm ra những chiếc bánh tam giác mạch.
Hạt hoa tam giác mạch sau khi được xay mịn sẽ được nhào liên tục với nước để cho ra hỗn hợp nhuyễn mịn. Tiếp theo, hỗn hợp này sẽ được người dân đưa vào khuôn đúc thành những miếng bánh tròn to bằng hai bàn tay người lớn.
Sau khi hoàn thành, những chiếc bánh tam giác mạch sẽ được nướng trên bếp lửa. Người dân tộc Mông thường xuyên mua món ăn sáng tại Đồng Văn này để ăn cùng với Thắng Cố. Dần dần, món bánh này được nhiều du khách biết đến và trở thành những món ăn vặt tiêu biểu khi đến với tỉnh Hà Giang.
Món ăn đặc trưng nhất của người dân tộc Tày chính là xôi ngũ sắc Hà Giang. Tất cả nguyên liệu đều được người dân nơi đây sử dụng nước ngâm từ cỏ cây, củ quả rừng. Theo như quan niệm của tổ tiên, xôi có màu sắc càng rực rỡ thì càng tượng trưng cho sự phát đạt, phồn vinh cho gia chủ và mang ý nghĩa sâu sắc trong dịp lễ Tết.
Nói đến cách chế biến, người Tày cần khá nhiều thời gian và công đoạn để có thể hoàn thành món ăn đặc trưng này. Loại gạo được sử dụng phải là nếp cái hoa vàng, ngâm trong nước để gạo nở từ 6 – 8 tiếng đồng hồ. Chính vì vậy mà gạo sau khi nấu xôi sẽ cực kỳ mềm và dẻo.
Màu trắng là màu tự nhiên của loại gạo nếp cái hoa vàng. Màu đỏ có thể lấy từ màu của lá cẩm đỏ, lá dền hoặc quả gấc. Củ nghệ hoặc hoa dành dành cũng tạo ra được màu vàng vô cùng tươi tắn và bắt mắt. Màu xanh có thể lấy từ lá bồng bông, lá giềng và lá nếp. Cuối cùng, màu tím được người dân chiết ra từ lá cẩm hoặc củ khoai lang.
Màu sắc sau khi được lấy từ các loài thực vật sẽ được ngâm cùng gạo nếp để cho ngấm màu. Mỗi màu sẽ được đồ trong một chõ riêng để không lẫn màu vào nhau. Thứ tự đồ xôi cũng cần được sắp xếp để tránh phai màu. Màu sắc nào dễ phai nhất sẽ được đặt ở chõ đầu tiên, dần dần sẽ đến màu trắng nguyên bản.
Vì đặc tính dẻo thơm, gạo nếp cái hoa vàng để lâu sẽ dễ bị cứng và vón cục. Khi ăn, du khách có thể ăn sáng kèm muối vừng hoặc ăn không cũng rất ngon. Thông thường ở các phiên chợ huyện, xôi ngũ sắc sẽ được bày biện thành hình tháp, hình ruộng bậc thang, hình bông hoa năm cánh,…
Đến với món cuối cùng trong danh sách ăn sáng tại Đồng Văn, món phở chua đã xuất hiện ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang từ rất lâu. Thực tế, món ngon này bắt nguồn từ Mãn Thanh – Trung Quốc tính đến thời điểm hiện tại là hơn 300 năm.
Trong tiếng của người Hoa, phở chua Hà Giang còn có thể gọi với cái tên “Lường pàn” (phở mát) bởi phở có hương vị mát lạnh, cực kỳ thích hợp để ăn trong thời tiết nóng bức của mùa hè. Mặc dù vậy, sau khi món ăn này chính thức du nhập về Việt Nam, hương vị độc đáo của món phở này đã tạo nên một cái tên mới là phở chua. Và cái tên đó được sử dụng từ đó cho đến ngày nay.
Nguyên liệu làm ra món phở chua Hà Giang cũng đa dạng hơn so với các món phở thông thường. Mỗi khu vực ở Tây Bắc sẽ có những nguyên liệu đặc trưng riêng. Tuy nhiên, chủ yếu sẽ bao gồm các nguyên liệu sau: vịt quay, tỏi băm xúc xích hoặc lạp xưởng, xá xíu (thịt heo chiên) và đậu phộng đã được chao dầu.
Đi kèm với món phở chua, các loại rau thơm đi kèm như: dưa chuột nạo, húng lủi, đu đủ thái sợi sẽ giảm cảm giác ngán khi ăn. Và nguyên liệu chính không thể nào thiếu của món ăn sáng tại Đồng Văn này là bánh phở. Đặc biệt, để nấu phở chua thì bánh phở phải là loại tươi được tráng trong ngày, vẫn giữ được độ mềm. Và không thể sử dụng bánh phở khô để nấu.
Phần nước dùng cũng là một phần không thể thiếu để tạo nên hương vị món đặc sản Hà Giang trứ danh này. Nước lèo sẽ có vị chua ngọt vừa ăn và được pha từ dấm chua và đường. Sau đó, người dân sẽ dùng bột sắn để quấy cùng tạo nên một hỗn hợp sền sệt, bắt mắt. Bên cạnh đó, gia vị cũng sẽ được nêm nếm sao cho vừa ăn bằng hạt tiêu, hạt nêm, muối… Cuối cùng, hỗn hợp nước dùng này sẽ được bắc lên bếp và quấy đều tay cho đến khi hòa quyện.
Để hoàn thành món ăn này, bánh phở sẽ được cắt sợi và bày ra đĩa. Phía trên sẽ được bày biện đẹp mắt bằng lạp xưởng, xá xíu, thịt heo chiên và thịt vịt quay. Ngoài ra, đậu phộng chao dầu và rau thơm tươi cũng sẽ được rắc đều trên mặt bánh. Cuối cùng, nước dùng nóng hổi sẽ được đầu bếp rưới lên tỏa ra mùi thơm đặc trưng của phở chua Hà Giang.
Tại quán, trên bàn ăn cũng sẽ được chuẩn bị sẵn ớt chưng, sa tế, ớt xào hoặc nước tương để du khách có thể nêm nếm thêm theo khẩu vị cá nhân. Người dân nơi đây thường sử dụng món ăn sáng tại Đồng Văn này kèm với rượu cẩm hoặc rượu ngô để xua tan cái lạnh và giữ ấm người trong tiết trời mùa đông khắc nghiệt.
Xem thêm: Vẻ Đẹp Của Thung Lũng Hoa Tam Giác Mạch Hà Giang Có Gì Đặc Biệt?
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ 4 món ăn sáng tại Đồng Văn đặc trưng để du khách có thể tham khảo và điền thêm vào lịch trình du lịch Hà Giang sắp tới. Chúc mọi người có một chuyến đi vui vẻ và thượng lộ bình an. Hẹn gặp lại ở bài viết sau.
Nguồn tham khảo:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Chơi gì ở Đồng Văn | Khám Phá Hàng Loạt Địa Điểm Hấp Dẫn Tại Hà Giang
- Cổng Trời Quản Bạ Hà Giang | Cửa Ngõ Đầu Tiên Của Hà Giang
- Cây Cô Đơn Hà Giang | Địa Điểm Check In Siêu Hot Hit
- Thạch Sơn Thần Hà Giang | Điểm Ngắm Hoa Tam Giác Mạch Lý Tưởng
- Bảo Tàng Văn Hóa Thôn Nặm Đăm | Nét Đẹp Đơn Sơ, Mộc Mạc Tại Hà Giang
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch