Trên cao nguyên đá Hà Giang rộng lớn có một ngôi làng thổ cẩm rực rỡ sắc màu mang tên Lùng Tám. Cùng 2trip khám phá ngay làng Lùng Tám, địa chỉ mà bất kỳ du khách nào cũng không nên bỏ lỡ khi đến với Hà Giang.
Làng Lùng Tám là ngôi làng nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngôi làng nằm ở một thung lũng nhỏ nơi có con sông Miện chảy qua, gần núi đôi Quản Bạ và cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 50km. Đây là một địa điểm du lịch Hà Giang hấp dẫn nhưng chưa được nhiều người biết tới.
Đây là ngôi làng của dân tộc H’Mông, được thành lập bởi mô hình hợp tác xã của xã Lùng vào năm 2001. Vì vậy làng Lùng Tám còn có tên gọi khác là Bản Hợp Tiến. Thuở đầu làng chỉ có 10 hộ dân sinh sống, sau đó nhờ sự vận động của các cán bộ trong xã, các hộ dân sinh sống trên khu vực núi cao đã di dời và chuyển đến định cư ở làng. Đến nay làng đã có hơn 150 hộ với dân số khoảng 2500 người.
Đặt chân đến làng Lùng Tám là du khách sẽ bước vào một không gian đậm tính truyền thống của người dân H’Mông vùng núi Hà Giang. Bên ngoài là những mái nhà vách gỗ đơn sơ với nền đất cổ xưa. Nhưng ẩn sâu bên trong lại chứa đựng những giá trị cả về vật chất và tinh thần, đó là giá trị truyền thống nghề dệt vải thổ cẩm.
Ngoài công việc trên nương rẫy, thì dệt thổ cẩm là công việc chính của người dân Lùng Tám. Người dân Lùng Tám không chỉ dệt vải để làm trang phục sử dụng trong đời sống hằng ngày mà đó còn là cách mà người dân nơi đây gìn giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Xem thêm: Lô Lô Chải Hà Giang | Bản Làng Yên Bình Dưới Chân Núi Rồng
Nằm trên thung lũng và được bao quanh bởi những dãy núi cao, vì vậy nhiều người nghĩ rằng đường đến làng khá khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế đường đến Lùng Tám chủ yếu là đường quốc lộ dễ dàng di chuyển. Từ trung tâm thành phố có 2 con đường chính để đến làng, với lộ trình cụ thể như sau:
Sau khi gặp ngã 3 đầu tiên trên đường 181, du khách đi theo hai con đường trên đều di chuyển theo cùng một con đường để đến làng. Con đường này gồm 7 khúc cua, đến khúc cua thứ 7 sẽ có một con đường nhỏ. Du khách đi thẳng theo con đường đó khoảng vài trăm mét là tới làng Lũng Tám.
Nhìn chung, cả hai con đường này đều khá dễ đi và thời gian di chuyển không chênh nhau nhiều. Con đường thứ 2 với lộ trình di chuyển dài hơn, nhưng lại có nhiều điểm check-in nổi tiếng nên được nhiều người lựa chọn cả. Ngoài ra, dọc tuyến đường thứ 2 này có khá nhiều quán cà phê, điểm dừng chân để du khách có thể nghỉ ngơi trong thời gian di chuyển.
Về phương tiện di chuyển, du khách có thể sử dụng ô tô hoặc xe máy. Nếu không có nhiều thời gian di chuyển, du khách có thể sử dụng ô tô. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc dừng nghỉ và check-in tại các điểm trên đường đi, du khách nên lựa chọn di chuyển bằng xe máy.
Một gợi ý nhỏ dành cho những du khách lựa chọn di chuyển bằng xe máy là có thể sử dụng dịch vụ thuê xe máy Hà Giang. Hiện nay, tại khu vực trung tâm thành phố có khá nhiều cơ ở cho thuê xe máy uy tín và có mức giá phải chăng. Với mức giá chỉ từ 130.000 – 180.000đ/ xe, du khách sẽ được cung cấp những chiếc xe bảo đảm chất lượng để di chuyển trên quãng đường dài.
Người dân làng Lùng Tám luôn nói với nhau rằng “chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên”. Có câu nói như vậy bởi vì tất cả các sản phẩm thổ cẩm tại làng qua bao đời nay đều được dệt từ sợi vải lanh (sợi dệt từ cây lanh). Loại vải này được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, tạo cảm giác thoải mái khi mặc và đặc biệt khi dùng lâu cũng không có hiện tượng nấm mốc.
Theo tập quán của người dân nơi đây, mỗi phụ nữ H’Mông khi đến tuổi trưởng thành sẽ có một mảnh đất riêng để trồng cây lanh. Sau khoảng hơn 2 tháng chăm sóc, cây lanh sẽ được thu hoạch và đem dệt thành sợi. Sợi cây lanh dưới đôi bài tay khéo léo của người phụ nữ sẽ trở thành những bộ trang phục đẹp mắt và nhiều đồ dùng khác như túi, khăn, mấn…
Đến với Lùng Tám, du khách sẽ được chứng kiến những công đoạn để tạo ra những tấm vải thổ cẩm trứ danh của người H’Mông. Từ cây lanh còn tươi, dưới sự tỉ mỉ và kỳ công của người dân Lùng Tám sẽ trở thành những tấm vải mang nhiều màu sắc rực rỡ. Mọi công đoạn làm vải lanh đều được thực hiện thủ công theo phương pháp truyền thống lâu đời.
Nguyên liệu chính để dệt vải là vỏ của cây lanh. Cây lanh thường được người dân trồng ở những mảnh ruộng bằng phẳng ven chân núi để tiện thu hoạch. Khi đến vụ, cây lanh được người dân tuốt hết phần lá và giữ lại phần thân mang về. Sau đó, đem đi ngâm nước rồi tuốt thành từng sợi nhỏ. Các sợi lanh được cuộn vào cái khung và quay cho đến khi sợi lanh mềm ra rồi đem đi luộc hoặc hấp sợi lanh.
Tiếp theo đó là công đoạn dệt sợi thành vải, dây là công đoạn khó nhất và đòi hỏi kĩ thuật cao. Người Mông dùng khung cửi đai lưng do chính họ làm ra để dệt. Khi dệt, phần trên cùng của khung được buộc chắc vào vách hoặc cột nhà, còn phần đai sẽ được đeo vào lưng người dệt. Sau thời gian ghép từng sợi và dệt tỉ mỉ, cho ra được những tấm vải lanh chắc chắn.
Tiếp đó, người dân làng Lùng Tám mang tấm vải lanh đi giặt nhiều lần cho thật trắng và dùng đá hoặc khúc gỗ chà mạnh để vải mềm và bóng hơn. Sau đó, vải được mang đi nhuộm màu, các màu nhuộm đều được lấy từ thiên nhiên như lá chàm, lá ổi, vỏ và rễ một số loại cây rừng, hoàn toàn không sử dụng hóa chất.
Người dân làng Lùng Tám có kỹ thuật nhuộm màu chàm mà khó có nơi nào sánh được. Mỗi tấm vải lanh sẽ được ngâm trong dung dịch chàm khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó đem đi phơi dưới nắng nhiều ngày. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi vải có màu chàm tươi và bóng. Trung bình mỗi tấm vải thời gian nhuộm trong vòng 2 tháng, vì vậy màu chàm của người H’Mông ở đây rất bền và đậm.
Công đoạn cuối cùng là trang trí họa tiết cho tấm vải. Họa tiết trang trí thường là những ô vuông, hình tròn, tam giác, bông hoa, con chim… Những họa tiết này sẽ được người dân thêu trực tiếp bằng mũi kim hoặc vẽ bằng sáp ong. Người dân Lùng Tám đã sáng tạo ra việc vẽ hoa văn bằng sáp ông trên nền vải trắng để tăng thêm phần sinh động, bắt mắt cho những tấm vải.
Ngay tại làng có những gian hàng trưng bày các sản phẩm thổ cẩm của người dân. Du khách đến đây có thể tham quan, chiêm ngưỡng và chọn mua những sản phẩm ưng ý. Tất cả đều có mức giá phải chăng chỉ từ 20- 100.000đ cho một sản phẩm.
Du khách có thể chọn mua các mặt hàng thổ cẩm như túi vải, khăn, ví, mũ về làm quà. Mỗi sản phẩm đều được làm thủ công và được trang trí những họa tiết thêu đẹp mắt. Ngoài ra, các sản phẩm làm từ vải lanh đều có độ bền cao, nên đây chắc chắn sẽ là một món quà thích hợp để dành tặng người thân và bạn bè.
Để góp phần tôn vinh giá trị văn hóa nghề dệt, ngày 13 – 14/11/2015 huyện Quản Bạ đã tổ chức “Lễ hội làng nghề dệt lanh truyền thống lần thứ nhất năm 2015” tại xã Lũng Tám. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Hoa Tam Giác Mạch của huyện Quản Bạ.
Lễ hội có nhiều hoạt động khác nhau, trong đó phải kể đến là Lễ dâng hương lên Tổ nghề dệt lanh được tổ chức trang trọng, thu hút đông đảo người xem. Bên cạnh đó du khách sẽ được xem phần thi dệt lanh của những người phụ nữ Lùng Tám. Đến với lễ hội du khách còn được tham gia vào nhiều trò chơi dân gian của dân tộc H’Mông, thưởng thức văn nghệ, các món ăn đặc sản Hà Giang…
Lễ hội này đã có tác động tích cực vào việc tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch về làng Lùng Tám, thu hút nhà đầu tư, từng bước khai thác và đẩy mạnh việc phát triển nghề dệt truyền thống. Từ đó làng Lùng Tám được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, góp phần phát triển kinh tế của làng và duy trì nét đẹp văn hóa nghề dệt lanh.
Nghề dệt vải lanh làng Lùng Tám tạo ra các sản phẩm được người dân sử dụng hàng ngày như túi, áo, mũ…Trước đây người dân chỉ dệt vải để phục vụ nhu cầu cá nhân của các thành viên trong gia đình, một số ít đem trao đổi hàng hóa tại các chợ phiên Hà Giang. Sau khi mô hình hợp tác xã được thành lập, các hộ gia đình đã từng bước nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để phục vụ du lịch và thương mại.
Hiện nay các sản phẩm của làng Lùng Tám đã được xuất khẩu đến hơn 20 nước như Mỹ, Thụy Sỹ, Nhật Bản.. Dù ở đâu, các sản phẩm của người dân Lùng Tám cũng được khách hàng ưa chuộng. Không chỉ bởi nét độc đáo của những hoa văn đặc sắc mà còn bởi chất liệu chắc chắn, bền đẹp và có tính ứng dụng cao.
Với sự phát triển của hợp tác xã và những công tác quảng bá sản phẩm và du lịch, nghề dệt đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho cho người dân làng Lùng Tám. Trung bình mỗi người dân tại đây có thêm thu nhập từ 1,2-1,8 triệu đồng/tháng. Nhờ vậy mà kinh tế của các hộ dân ngày càng được cải thiện, hiện nay đa số các hộ đều đã thoát nghèo.
Người dân Lùng Tám tin rằng, sợi lanh chính là sợi dây kết nối giữa thế giới âm – dương, là sợi dây chỉ đường cho người đã khuất về với tổ tiên của họ và đầu thai làm người. Những người đã khuất sẽ được an táng cùng với một bộ trang phục vải lanh để đoàn tụ với tổ tiên của mình.
Ngoài ra, tấm vải lanh cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá phẩm hạnh của một người phụ nữ Lùng Tám trưởng thành. Sự khéo léo, chăm chỉ của mỗi người phụ nữ sẽ thể hiện qua số lượng và chất lượng những tấm vải lanh mà họ làm ra. Mỗi người con gái sẽ được dạy dệt vải từ khi còn bé, khi đã tự tay làm ra được những bộ trang phục thổ cẩm hoàn chỉnh, người con gái đó mới được coi là trưởng thành.
Vải lanh cũng là nét đặc biệt và không thể thiếu trong hôn lễ của người dân Lùng Tám. Con gái trước khi lấy chồng, sẽ được mẹ tặng cho một bộ trang phục từ vải lanh, đây chính là của hồi môn đáng giá nhất. Khi về đến nhà chồng, họ sẽ biếu tặng mẹ chồng một bộ trang phục vải lanh do chính tay mình tạo nên.
Gần làng Lùng Tám có rất nhiều điểm tham quam, check-in nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Hầu hết các địa điểm này đều nằm dọc khu vực đường quốc lộ 4C đi từ trung tâm thành phố Hà Giang đến làng, mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Vì vậy việc di chuyển đến những địa điểm này đều rất thuận tiện và không mất nhiều thời gian.
Một điểm dừng chân quen thuộc của nhiều du khách trên đường tới làng Lùng Tám là núi đôi Quản Bạ. Nằm ở thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, cửa ngõ phía Tây Nam của công viên Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang. Di chuyển theo con đường thứ 2 mà chúng tôi gợi ý phía trên, đi qua điểm dao dịch VNPT Vinaphone Quản Bạ khoảng 200m, du khách sẽ bắt gặp hai ngọn núi hình nón nằm sát nhau, đó chính là Núi đôi.
Theo lý giải của các nhà khoa học thì Núi Đôi được cấu tạo bằng đá Đô lô mít. Trải qua hàng triệu năm, ngọn núi bị ảnh hưởng bởi quá trình phong hóa làm cho đá lăn đồng đều theo sườn núi. Dần dần, sườn và đỉnh núi đều bị hạ thấp, cuối cùng tạo nên cấu trúc đặc biệt dạng hình nón như hiện nay.
Cổng Trời Quản Bạ là một địa danh nổi tiếng gần làng Lùng Tám, cách Núi Đôi Quản Bạ khoảng 3km. Đây thực chất là khe rỗng giữa 2 vách đá tạo thành hình thù giống như một cánh cửa khổng lồ. Với độ cao hơn 1500m, nơi đây giống như điểm giao thoa giữa đất và trời. Đó là lý do vì sao địa danh này có tên gọi là Cổng Trời.
Khu vực đường lên Cổng Trời được xây theo kiểu kiến trúc bậc thang đá phổ biến tại Hà Giang. Khi lên tới bậc thang cuối cùng, toàn bộ khung cảnh kỳ vĩ của núi rừng Quản Bạ sẽ thu vào trong tầm mắt. Từ đây có thể nhìn thấy Núi Đôi ngay gần đó và những thửa ruộng bậc thang dọc sườn núi.
Đến Hà Giang vào tháng 10 đến tháng 11, không khó để du khách bắt gặp những cánh đồng hoa tam giác mạch đang rộ sắc hồng. Nhưng để có không gian ngắm nhìn hoa Tam Giác Mạch Hà Giang đẹp nhất và gần làng Lùng Tám thì hãy đến ngay với thung lũng hoa tam giác mạch Thạch Sơn Thần.
Đến đây, du khách sẽ được đắm chìm vào không gian bao la, ngập tràn sắc hoa Tam Giác Mạch với những đồng hoa trải dài đến vài hectare. Thời điểm hoa vào chính vụ là mùa đông, nên nơi này thường được bao phủ bởi những làn sương mù vào buổi sáng sớm. Tạo nên khung cảnh thơ mộng, tựa chốn tiên cảnh.
Trên đây là những thông tin về làng Lùng Tám- ngôi làng dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếp khắp Hà Giang. Nếu có cơ hội đến Hà Giang, nhất định bạn phải đặt chân đến khám phá ngôi làng xinh đẹp này nhé. Chúc bạn có những trải nghiệm thật thú vị và đáng nhớ trong chuyến hành trình của mình.
Nguồn tài liệu tham khảo
Có thể bạn quan tâm
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch