Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những địa điểm lưu giữ nhiều di tích lịch sử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong bài viết này, 2trip sẽ tổng hợp và giới thiệu đến bạn những thông tin quan trọng về địa điểm du lịch Thánh địa Mỹ Sơn này.
Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1995. Nơi đây mang dấu ấn thiết kế của những người Chăm Pa cổ, tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 69km. Thánh địa Mỹ Sơn giống như một kiến trúc huyền bí nằm ẩn sâu trong thung lũng với núi rừng bạt ngàn bao quanh.
Thánh địa Mỹ Sơn có bán kính rộng 2km nằm e ấp trên thung lũng vùng Duy Xuyên là nơi lưu giữ hơn 70 ngôi đền tháp với những thiết kế khác nhau đại diện cho từng giai đoạn lịch sử thời Chăm Pa cổ. Nơi đây được mệnh danh là tòa tháp đồ sộ của vương triều Champa đã lụi tàn.
Là một trong những danh lam thắng cảnh Đà Nẵng nổi tiếng thu hút hàng triệu khách du lịch ghé thăm, các công trình tháp cổ ở Mỹ Sơn mang đậm nét bản sắc của Ấn Độ. Mỗi thiết kế đều như phản ánh sinh hoạt cuộc sống cũng như phong tục tập quán, văn hóa của người Chăm Pa cổ. Du khách như có cơ hội trải nghiệm đời sống của thời xưa thông qua những tác phẩm nghệ thuật được điêu khắc tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Theo các nhà khảo cổ học, các nhà nghiên cứu nghệ thuật tại F.S Tern cho rằng Thánh địa Mỹ Sơn là công trình kiến trúc rộng lớn, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử theo từng thời kỳ khác nhau. Do đó, họ đã chia nơi đây thành bảy phong cách thiết kế theo bảy thời kỳ phát triển của nó, trong đó phải kể đến 2 phong cách thiết kế bắt nguồn từ Mỹ Sơn. Đặc biệt, phong cách A1 với đền A1 được đánh giá là công trình đẹp nhất của di tích Chăm.
Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ học đã chia Thánh địa Mỹ Sơn thành các khu vực riêng biệt để tiện cho quá trình nghiên cứu khám phá của mình. Tiêu biểu là khu A và A’ gồm 19 di tích với tên gọi khu tháp chùa, khu B C D được mệnh danh là khu tháp chợ với 12 di tích, cuối cùng là khu E F mang tên Khu tháp bàn cờ bao gồm 4 di tích.
Trong đó ở phía trung tâm được coi là tháp chính cùng nhiều tháp nhỏ bao bốn xung quanh. Cấu trúc của tháp chính sẽ ba gồm 2 cửa, mỗi cửa sẽ có 8 bậc thang để du khách bước vào các vòm cuốn. Đây cũng được coi là tháp cao nhất tại vùng Thánh địa Mỹ Khê với độ cao khoảng 24m, được xây dựng theo kiểu tháp Ai Cập cổ đại.
Xem thêm: Rừng Dừa Bảy Mẫu | Cùng Khám Phá Những Điều Thú Vị Chỉ Có Tại Nơi Đây
Theo những gì người dân sinh sống nơi đây kể lại, Thánh địa Mỹ Sơn đã tồn tại từ rất lâu đời vào khoảng thế kỉ thứ IV dưới thời đại của vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt). Hồi đó, thánh địa Mỹ Sơn được sử dụng để thờ cúng thần Linga hay còn được gọi là thần Shiva. Những công trình đầu tiên được khởi công xây dựng bằng gỗ.
Tuy nhiên sau hơn 2 thế kỷ, ngôi đền không may bị thiêu cháy trong một trận hỏa hoạn lớn. Cho đến tận đầu thế kỷ thứ VII, vua Sambhuvarman – Phạm Phạn Chi ( năm 577 – năm 629) đã cho xây dựng lại tất cả các công trình không may mắn đó bằng gạch. Các vị vua tiếp theo với truyền thống nối tiếp cha ông luôn tu sửa bảo tồn các di sản đó cho đến tận ngày nay.
Không chỉ vậy, nơi đây cũng chính là vùng đất linh thiêng khi được tận dụng làm nơi an nghỉ của các vị vua người Chăm, với hơn 70 ngôi đền. Có lẽ chính vì thế, hàng năm thánh địa Mỹ Sơn thu hút đông đảo khách du lịch yêu thích lịch sử tới đây khám phá. Có một điều đặc biệt mà cho đến tận ngày nay vẫn chưa thể lí giải, đó chính là nguồn gốc của nguyên liệu, phương thức nung gạch mà người dân Chăm Pa sử dụng để gắn kết các viên gạch lại với nhau.
Xem thêm:Hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ | Địa Điểm Du Lịch Cực Đẹp Thu Hút Hàng Triệu Du Khách Ghé Thăm
Thánh địa Mỹ Sơn là địa điểm du lịch mở cửa quanh năm để phục vụ du khách gần xa tới khám phá trải nghiệm. Tuy nhiên tại đây có quy định về khung giờ mở cửa, hoạt động từ 6h30 sáng cho tới 17h00 chiều. Thêm vào đó, để vào tham quan khu di tích lịch sử lâu đời này du khách Việt Nam cần bỏ ra 100.000đ/vé. Đối với khách du lịch quốc tế là 150.000đ/vé.
Được mệnh danh là một trong những ngôi đền nằm trong top 10 ngôi đền đẹp nhất Đông Nam Á, thánh địa Mỹ Sơn được đầu tư xây dựng và phát triển bài bản từ đường sá đi lại đến những dịch vụ phục vụ bên ngoài. Chính vì vậy, du khách có thể dễ dàng lựa chọn phương tiện đi lại phù hợp với bản thân mình chẳng hạn như xe máy, ô tô hay thậm chí là xe bus.
Xe máy
Có thể nói đây là phương tiện di chuyển phổ biến nhất hiện nay được nhiều du khách trẻ yêu thích bởi sự linh hoạt cũng như dễ dàng điều chỉnh được thời gian du lịch khám phá của mình. Mức giá thuê xe máy tự lái tại đây dao động từ 100.000đ – 150.000đ.
Để đến với vùng đất thánh địa Mỹ Khê, bạn xuất phát từ cầu vượt Hòa Cầm đi theo hướng quốc lộ 14B để đến khu vực đường Nguyễn Trãi. Tiếp đó, bạn rẽ trái rồi tiếp tục đi thẳng tới bến đò Kiểm Lâm. Qua đò đi thẳng theo cung đường 537 về hướng Nam Phước khoảng 1km thì bạn sẽ bắt gặp một bảng chỉ dẫn con đường đến với Mỹ Sơn, chỉ cần đi theo hướng dẫn đó là đã đến được nơi đây.
Taxi: Ngoài ra đối với các đoàn khách đi theo gia đình, taxi lại là loại phương tiện chuyên dụng nhất vừa tiết kiệm thời gian, vừa an toàn. Tuy nhiên, giá sẽ cao hơn so với các phương tiện giao thông khác, khoảng 13.000đ/km tùy thuộc vào địa điểm xe taxi đón bạn.
Xe bus: Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì xe bus cũng là phương tiện đáng để trải nghiệm. Mỗi lượt đi sẽ có giá là 8.000đ – 30.000đ với thời gian hoạt động từ 5h30 – 17h00. Du khách cần lên xe số 06 để có thể đến được thánh địa Mỹ Sơn và hãy lưu ý căn chỉnh thời gian sao cho hợp lý nhé vì tuyến xe này cứ 30 phút sẽ có một chuyến.
Có thể nói, Kalan là ngôi đền đầu tiên được vua Bhadravarman I xây dựng để thờ cúng thần Shiva – vị thần tối cao theo Hindu giáo. Đền Kalen cũng chính là ngôi đền nằm giữa trung tâm của Thánh địa Mỹ Sơn với độ cao khoảng 24m, được 6 tháp phụ bao quanh đem đến cảm giác tôn nghiêm.
Vẻ đẹp của đền Kalan được ví với vẻ đẹp của chân – thiện – mỹ đại diện cho biểu tượng, cấu trúc điêu khắc hoàn hảo. Ngôi đền được quay theo hướng đông với thông điệp ý nghĩa hướng của thần linh, hướng của mặt trời mọc, tượng trưng cho sự khởi đầu của vũ trụ. Các bức tượng tháp bên ngoài đền được chạm trổ một cách tỉ mỉ và cầu kì đến từng chi tiết.
Chánh điện được xây dựng theo lối kín đáo, không có cửa sổ vì vậy mà ánh sáng bên trong khá yếu. Tuy nhiên trên ba vách tường trong điện đều được khoét một lỗ nhỏ hình tam giác để đặt đèn. Do đó, khi bước vào nơi đây, du khách sẽ ngay lập tức cảm nhận được chốn linh thiêng, tĩnh lặng của đền Kalan khác biệt hoàn toàn so với thế giới bên ngoài.
Trên cửa chính của ngôi đền được thiết kế lắp đặt một tym-pan hay còn được gọi là trán cửa. Đó đều là những món đồ có giá trị nghệ thuật cao, được thiết kế trau chuốt hình thần Shiva thực hiện điệu múa Tandawa. Ý nghĩa của tym – pan chính là thần hộ mệnh giữ gìn cho ngôi đền được yên bình, tránh sự xâm phạm của các thế lực xấu xa.
Xem thêm: Hải Đăng Tiên Sa | Địa Điểm Du Lịch Cực Chất Mà Du Khách Không Nên Bỏ Lỡ Khi Đến Với Đà Nẵng
Tháp Cổng hay còn được gọi với cái tên khác là Gopura, đây là một trong 6 tháp phụ có nhiệm vụ bao quanh đền Kalen. Ngọn tháp nằm ngay phía trước đền chính cổ, tuy nhiên với thiết kế hai cửa mở thông nhau theo hướng Đông và Tây, du khách vẫn có thể quan sát hết toàn bộ khung cảnh đằng sau tháp Cổng.
Chiếc cổng có chiều rộng khoảng 2m, được xây dựng đơn giản theo hình vòm với 9 bậc thang khiến cho tháp Cổ trở lên cao ráo và thoáng đãng hơn. Đặc biệt khi du khách theo dõi khung cảnh thiên nhiên theo hướng thẳng vào trong khu công trình cổ đại này, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp của khoảng trời ửng hồng một cách rõ nét. Đó cũng là điểm cộng khiến nhiều khách du lịch tới đây tham quan và check-in sống ảo.
Kết thúc chuỗi hành trình khám phá thánh địa Mỹ Sơn, du khách sẽ đến với một ngọn tháp có lối thiết kế vô cùng độc đáo mang tên tháp Mandapa. Tháp Mandapa được xây dựng thẳng lối vào của tháp Cổng với hình dạng kiến trúc của một ngôi nhà dài. Sở hữu không gian rộng rãi, nơi đây được lựa chọn là nơi nghỉ ngơi của những thập khách phương xa đến hành hương làm lễ.
Vẻ đẹp của tháp Mandapa phải kể đến là những họa tiết được chạm khắc trên những bức tường. Những tượng hình được khắc trên đó gắn với những nếp sống sinh hoạt của người Chăm Pa cổ, du khách như được hòa mình vào những hoạt động của người xưa. Cho dù đã trải qua hàng trăm năm nhưng những họa tiết đó vẫn hiện lên một cách rõ ràng, trở thành địa điểm yêu thích của những tín đồ đam mê khám phá.
Không chỉ vậy khi đến với thánh địa Mỹ Sơn, bạn không nên bỏ lỡ bức tường bên trong tháp Mandapa. Bức tường giống như một bức tranh tổng thế phác họa lại các đặc trưng văn hóa của người Chăm Pa xưa, có thể nói đây là một “background’ lý tưởng để các bạn tạo ra những tấm hình thật đẹp và ý nghĩa.
Xem thêm: Đỉnh Bàn Cờ | Điểm Săn Mây Lý Tưởng Trên “Nóc Nhà” của Đà Nẵng
Katê là lễ hội đã tồn tại lâu đời và cũng là lễ hội đặc sắc nhất của người Chăm, được tổ chức tại thánh địa Mỹ Sơn. Đây là lễ hội dành cho những người theo đạo Bàlamôn, mang ý nghĩa sâu sắc đó là tưởng nhớ các vị thần đã bảo vệ dân làng và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa để người dân yên tâm công tác và làm ăn.
Lễ hội Katê được tổ chức hàng năm vào ngày 1/7 theo lịch Chăm, tức là khoảng đầu tháng 9 dương lịch. Lễ hội được tổ chức quy mô lớn kéo dài trong khoảng thời gian 3 ngày với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa cũng như phong tục tập quán của những con người nơi đây như đi cà kheo, làm bánh gừng, thi giã gạo hay đội nước vượt chướng ngại vật.
Ngay bây giờ, hãy cùng 2trip khám phá những nét đặc sắc trong lễ hội Katê. Ngày đầu tiên, người Raglai sẽ diện những bộ trang phục truyền thống của tộc người mình sau đó thực hiện nghi lễ rước y phục của các vị thần trở về làng, nơi mà người Chăm đang tôn thờ những vị thần đó. Buổi lễ được tổ chức trang trọng gồm nhiều tiết mục văn nghệ với điệu múa apsara uyển chuyển cùng các trò chơi thú vị. Đây cũng chính là thời điểm có rất nhiều du khách trong nước và quốc tế hưởng ứng tới tham gia đông đảo.
Tiếp theo đó, ngày thứ hai của lễ hội cũng chính là ngày hội nhộn nhịp nhất khi tất cả mọi người đều đồng loạt trở về những ngôi đền thờ cúng các vị thần để dâng hương làm lễ tỏ lòng biết ơn đối với thần. Sau đó, người Chăm sẽ thực hiện nghi lễ tắm rửa cho tượng thần, khoác lên thần các bộ quần áo mới. Đặc biệt, đây cũng là khoảng thời gian mọi người rủ nhau đi sắm sửa các lễ vật, những đồ trang trí cho gia đình của mình, vô cùng sôi nổi.
Hoạt động khép lại lễ hội Katê được diễn ra vào ngày thứ ba chính là việc mọi người trong gia đình quây quần bên nhau. Người dân sẽ gác lại những bộn bề của cuộc sống để nghỉ ngơi và thờ cùng tổ tiên để một năm gặp nhiều may mắn.
Xem thêm: Giếng Trời Đà Nẵng | Tuyệt Sắc Thiên Nhiên Mà Dân Phượt Không Thể Bỏ Lỡ
Nhắc đến đặc sản Đà Nẵng chắc hẳn hầu hết du nào khách nào cũng nghĩ ngay đến món mỳ quảng thơm ngon chất lượng đúng chuẩn hương vị Quảng Nam. Yếu tố quan trọng làm nên một tô mỳ ngon chính là phần nước dùng thơm ngon chan cùng với sợi mỳ quảng.
Không những thế, sợi mỳ to, mềm được nhào nặn thủ công cũng mang đến sự ấn tượng cho du khách. Để làm ra sợi mỳ quảng tươi ngon, chủ quán cần lựa chọn loại gạo thơm dẻo, mới xay. Ăn kèm với món ngon sẽ là đa dạng các loại topping như thịt gà, trứng gà, thịt bò, cá lóc… Nguyên liệu ăn kèm được tẩm ướp gia vị đậm đà, nên khi kết hợp ăn cùng với mì sẽ cân bằng được hương vị.
Ngoài ra mỗi bát mỳ quảng sẽ được cho kèm cùng một đĩa rau sống xanh tươi thái nhỏ và 1 chiếc bánh tráng nướng giòn phủ trên một lớp vừng đen giúp khách du lịch giải ngấy. Thêm vào đó, mức giá bán tại khu vực thánh địa Mỹ Sơn khá đồng nhất với nhau, dao động chỉ từ 30.000đ – 40.000đ. Cho nên được rất nhiều khách du lịch săn lùng và thưởng thức.
Địa chỉ quán ăn ngon
Thánh địa Mỹ Sơn mở cửa quanh năm chào đón du khách tuy nhiên khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn đặt chân tới vùng đất này chính là khoảng từ tháng 2 – tháng 5. Không khí lúc đó mát mẻ, nắng không quá gắt cộng thêm thời tiết khô thoáng là thời điểm hoàn hảo để du khách ngắm nhìn khung cảnh nơi đây.
Tuy nhiên, khoảng thời gian tháng 5 – tháng 7 mới chính là đỉnh điểm du lịch tại thánh địa Mỹ Sơn. Nhưng thời điểm này khá nắng nóng do đó các bạn cần chuẩn bị thêm quạt cầm tay, mũ đội hay kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình nhé. Thêm vào đó, tháng 9 – tháng 11 là thời điểm mưa lớn thường xuyên xuất hiện, vì vậy du khách hãy cân nhắc việc lựa chọn thời gian du lịch cho hợp lý.
Là một địa điểm du lịch đẹp nhưng đồng thời nơi đây cũng là chốn linh thiêng tôn thờ nhiều vị thần. Chính vì điều đó du khách khi đến đây nên lựa chọn cho mình những bộ trang phục kín đáo nhẹ nhàng. Không những thế để khám phá hết khu vực thánh địa Mỹ Sơn, khách du lịch cũng phải mất đến một ngày do đó hãy lựa chọn cho mình những đôi giày thể thao thật êm ái nhé!
Nơi đây nằm tách biệt với thế giới ồn ào, nhộn nhịp bên ngoài, không nhà hàng hay quán nước. Chỉ duy nhất một quán được phép kinh doanh tại đây, nên khách du lịch khi tới đây có thể cân nhắc việc tự mình mang đồ ăn nước uống từ nhà đi hoặc ghé qua quán mua đồ để nạp thêm năng lượng tiếp tục cuộc hành trình.
Cuối cùng, du khách không nên đeo quá nhiều trang sức có giá trị bởi trong chuyến đi khám phá vùng đất mới lạ này sẽ có nhiều hoạt động cho nên hãy hạn chế đeo quá nhiều nhé. Cũng đừng quên mang theo giấy tờ tùy thân hay căn cước công dân để phòng ngừa những sự cố bất ngờ.
Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng mà 2trip muốn gửi tới quý bạn đọc. Chúc các bạn sẽ có một chuyến đi chơi an toàn và vui vẻ!
Nguồn tham khảo
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch