Phố cổ Hội An được xem là nơi mà dòng chảy thời gian chững lại, cùng với đó là nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp. Trong bài viết này, hãy cùng 2Trip khám phá những thông tin thú vị về phố cổ Hội An và kinh nghiệm du lịch để có được một chuyến đi tuyệt vời nhất nhé!
Phố cổ Hội An được xem là một trong những đô thị cổ còn sót lại, tọa lạc tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Đây là một khu vực thuộc tỉnh Quảng Nam. Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng di chuyển đến phố cổ sẽ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ, với chiều dài quãng đường là 30km.
Trong những năm thế kỷ XVII và XVIII, Hội An được xem là một cảng quốc tế cực kì đông đúc và sầm uất. Đây là nơi gặp gỡ và giao lưu của các thuyền buôn thuộc các nước lớn như là Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia Phương Tây. Một trong số lí do là nhờ khí hậu thuận lợi và vị trí đắc địa.
Hội An giữ được những giá trị kiến trúc độc đáo, cùng những nét văn hóa mang đậm đặc trưng Việt Nam. Đó cũng là lí do phố cổ Hội An dần trở thành một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng được du khách và giới học giả quan tâm chú ý.
Hầu hết những con đường và ngôi nhà tại Hội An đều có kiến trúc truyền thống từ những năm thế kỷ 17 – thế kỷ 19. Bên cạnh đó, khi tới đây, bạn còn có thể ngắm nhìn những công trình kiến trúc liên quan tới tín ngưỡng và tôn giáo, chứa đựng nhiều vết tích của thời gian. Ngoài ra, Hội An còn ghi lại nhiều nút thắt giao thoa của văn hóa các quốc gia, bao gồm Trung Hoa, Pháp,…
Những phong tục tập quán, lối sinh hoạt, lễ hội văn hóa và nghệ thuật dân gian được người dân tái hiện một cách chân thực, tự nhiên và có tính ứng dụng cao. Cuối năm 1999, Hội An cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới – một niềm tự hào to lớn của cả Việt Nam nói chung.
Ngoài danh hiệu trên thì Hội An còn nhận được nhiều giải thưởng danh giá khác. Ví dụ như từng lọt top những điểm đến được yêu thích nhất Châu Á do độc giả của tạp chí Conde Nast Traveler (Mỹ) bình chọn. Hoặc nơi đây từng được vinh danh là 1 trong 10 thành phố lãng mạn nhất thế giới. Năm 2008, Hội An cũng may mắn lọt top 110 điểm đến mang lại nhiều giá trị lịch sử nhất do tạp chí National Geographic (Mỹ) bình chọn.
Tại thời điểm hiện tại, Hội An được ghi nhận với 1360 di tích lịch sử. Trong đó có 1068 ngôi nhà cổ, 44 ngôi mộ cổ, 43 miếu thờ thần, 38 nhà thờ tộc, 23 ngôi đình, 19 ngôi chùa, 11 giếng nước và 1 cây cầu. Đây là con số đáng tự hào khi mà sau bao nhiêu biến cố và đổi mới thì Hội An vẫn mãi ngưng đọng vẻ đẹp với thời gian.
Xem thêm: Khám Phá Phim trường Thuận Phước Field Chỉ Trong Vòng Nửa Ngày
Tại phố cổ Hội An có rất nhiều phương tiện di chuyển khác nhau cho du khách lựa chọn. Mỗi phương tiện sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau.
Xem thêm: Làng Bích Họa Tam Thanh | Ngôi Làng Cổ Tích Bên Bãi Biển Tỉnh Quảng Nam
Một trong những điều làm nên sự đặc biệt của Hội An chính là những đường nét kiến trúc có từ nhiều thế kỉ. Đây là điều mà không phải địa điểm du lịch nào tại Việt Nam cũng vinh dự sở hữu. Tất cả vẽ nên một bức tranh cổ điển, cổ kính và đầy hoài niệm, chứa đựng nhiều nét đẹp của một Việt Nam rất xưa cũ.
Tại phố cổ Hội An có một điểm chung là những ngôi nhà được xây dựng với kích thước nhỏ. Gần như toàn bộ nhà tại đây đều có 1 hoặc 2 tầng. Chiều sâu của nhà thì khá dài, còn chiều ngang thì hẹp, tạo thành một dáng nhà hình ống dài nằm theo chiều dọc.
Những ngôi nhà này đã được xây bằng vật liệu có độ bền cao, khả năng chịu lực lớn. Lối kiến trúc chung của toàn bộ ngôi nhà dọc phố cổ Hội An chính là những khung gỗ, ngoài ra 2 bên sẽ có tường gạch để ngăn cách.
Không gian trong nhà trung bình sẽ sâu từ 10m – 40m, với chiều dài khoảng 4m – 8m. Tùy theo từng tuyến phố thì sẽ có sự điều chỉnh và thay đổi sao cho phù hợp. Thiết kế chính của những gian nhà sẽ bao gồm vườn sau, nhà sau ba gian, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà phụ, nhà chính, hiên, vỉa hè. Nhìn chung đều có 3 không gian chính là bán buôn, sinh hoạt và thờ cúng.
Xem thêm: Vườn Quốc Gia Bạch Mã | Thiên Đường Trên Mặt Đất Có Hệ Sinh Thái Quý Hiếm Bậc Nhất
Ngoài những ngôi nhà có thiết kế đặc biệt và truyền thống thì phần mái ngói cũng chính là điểm nhấn cho toàn bộ. Đa phần các ngôi nhà tại phố cô Hội An sẽ có hai nếp mái được đặt kế tiếp nhau. Trong đó, nhà chính và nhà cầu được lợp mái riêng.
Mái ngói tại đây sẽ được làm từ những miếng đất mỏng, được nung thô và tạo thành những khoang hình vuông 22cm đẹp mắt. Ngoài ra, những miếng đất này được tạo hình hơi cong kiểu lợp ngói âm dương cực kì đẹp mắt
Xem thêm: Ngũ Hành Sơn | Tất Tần Tật Về Thắng Cảnh Đà Nẵng Nổi Tiếng Nhất
Một hình ảnh thường xuất hiện trong những thước phim của du khách về phố cổ Hội An không thể thiếu con đường trải dài đèn lồng. Những con đường nằm giữa 2 dãy nhà vừa êm đèm lại bình yên vô cùng đã tồn tại bất biến bên cạnh dấu tích của thời gian. Toàn bộ đường phố tại đây đều khá ngắn uốn lượn, ôm ấp xóm làng, theo thế bàn cờ.
Xem thêm: Bà Nà Hills | Khám Phá “Châu Âu Thu Nhỏ Giữa Lòng Đà Nẵng” Chỉ Trong 1 Ngày
Ngoài được biết tới là danh lam thắng cảnh Đà Nẵng thì phố cổ Hội An còn là di tích lịch sử. Nơi đây đã ghi lại biết bao nhiêu dấu ấn mà thời đại trước còn sót lại. Với 400 năm lịch sử đã qua thì tới thời điểm hiện tại, Hội An có tổng cộng 100 di tích cổ.
Chùa Cầu là một di tích mà bất cứ du khách nào cũng biết tới khi nhắc đến Hội An. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Cầu Nhật Bản. Chùa Cầu là một thiết kế của các thương gia xuất thân từ Nhật Bản, trong chuyến đi đến nước ta để giao thương vào khoảng giữ thế kỷ 16.
Tuy nhiên, sau nhiều lần tu sửa và khắc phục sau thiên tai và chiến tranh thì các đường nét kiến trúc của Nhật Bản gần như bị mai một. Thay vào đó, ngày nay bạn có thể thấy những đặc trưng trong kiến trúc của Trung Quốc và Việt Nam. Chùa Cầu có chiều dài 18m, hình dạng chữ Công, với thiết kế cong cong vắt qua sông Hoài.
Ngoài ra, phần mái che của chùa Cầu cũng được thiết kế tỉ mỉ, khéo léo với những đường nét chạm trổ mềm mại, nhưng không kém phần tinh xảo. Ở 2 đầu cầu có đặt thêm các bức tượng chó và khỉ được làm bằng gỗ vô cùng thú vị. Còn trên sườn cầu thì có thờ một ngôi miếu để tỏ lòng nhớ ơn đối với Bắc Đến Trấn Vũ.
Xem thêm: Cầu Rồng | Biểu Tượng Thời Đại Của Thành Phố Đà Nẵng
Nhà cổ Tấn Ký là một cái tên từng được vinh danh trong hạng mục di sản cấp quốc gia. Đặc biệt ngôi nhà này từng là nơi chúng kiến nhiều sự kiện đặc biệt. Trong đó phải kể đến là sự kiện đón tiếp các Nguyên thủ quốc gia tới thăm đất nước. Cũng chính sự kiện này đã giúp phố cổ Hội An trở thành cái tên được tìm kiếm nhiều hơn trên các mặt báo quốc tế.
Tính tới nay, ngôi nhà cổ Tấn Ký đã tồn tại trên mảnh đất xứ Quảng được hơn 150 năm. Gần như mọi đường nét và kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn, không bị mai một theo thời gian. Không gian nội thất phía bên trong cũng được giữ nguyên để khách du lịch đến tham quan có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người thương buôn giàu có những năm vè trước.
Xem thêm: Đèo Hải Vân- Khám Phá Ngay Cung Đèo Ven Biển Đẹp Nhất Việt Nam
Một công trình kiến trúc được liệt kê trong danh sách các di tích nổi bật tại phố cổ Hội An không thể thiếu Hội Quán Phúc Kiến. Theo như lưu truyền trong dân gian, hội quán này đầu tiên chỉ là một gian miếu nhỏ. Nơi đây dành để thờ Thiên Hậu Thanh Mẫu, cũng là nơi để nhân dân cầu buôn may bán đắt.
Sau nhiều biến đổi của thời thế thì hội quán ngày càng được đổi mới, sửa đổi và đặc biệt là có diện mạo mới hoàn toàn. Nhìn từ bên ngoài, Hội Quán Phúc Kiến y hệt như những ngôi chùa thường xuất hiện trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc. Toàn bộ gạch tại đây đều có màu đỏ hồng, mái ngói là màu xanh ngọc.
Các đường nét điêu khắc và chặm trổ đều được lấy cảm hứng hoàn toàn từ nước bạn. Cổng xuất hiện ở bức ảnh phía trên được gọi là cổng Tam Quan. Cổng này được xây dựng theo kiểu “nam tả, nữ hữu”. Có nghĩa là nam ra vào bằng cổng bên trái, còn nữ sẽ ra vào bằng cổng bên phải. Tuy nhiên, cánh cổng này rất ít khi được khai thông nên thường mọi người chỉ đến để ngắm.
Xem thêm: Thác Ba Đờ Phọt Đà Nẵng – Địa Điểm Mà Dân Trekking Không Thể Bỏ Lỡ
Nhắc tới di tích lịch sử với tuổi đời gần 400 năm thì người ta sẽ nghĩ ngay tới chùa Ông. Phải nói, đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng đầu tiên tại Việt Nam. Chùa chính thức được đặt viên gach xây dựng đầu tiên vào năm 1653. Tính tới nay là đã trải qua 6 lần trùng tu lớn bao gồm năm 1753, năm 1783, năm 1827, năm 1862, năm 1904 và cuối cùng là năm 1906.
Nhìn từ bên ngoài vào, chùa Ông khoác lên mình một sắc thái hoành tráng, nghiêm nghị và đầy uy nghi. Chùa được xây lên để thờ phụng tượng Quan Vân Trường. Đó là lí do người dân địa phương vẫn thường hay gọi nơi này với cái tên khác là Quan Công Miếu. Dân gian cũng lưu truyền là ngôi chùa này rất thiêng, chuyên để cầu may và tiền tài. Nếu như bạn có cơ hội tới Hội An thì có thể ghé qua một lần.
Xem thêm: Những Trải Nghiệm Đáng Thử Nhất Khi Đến Làng Nghề Nước Mắm Nam Ô Đà Nẵng
Nếu chỉ có dấu ấn lịch sử và kiến trúc độc đáo thì phố cổ Hội An sẽ không thể nào trở thành một nơi thu hút khách du lịch tới vậy. Nơi đây còn có vô vàn các sự kiện độc đáo, các lễ hội và hoạt động được tổ chức thường niên.
Cứ về đêm thì sông Hoài lại trở thành điểm thu hút khách du lịch bậc nhất. Vì tại đây, mọi người có thể tham gia đi thuyền trên sông và thả đèn hoa đăng để cầu nguyện. Những chiếc hoa đăng rực rỡ sắc màu, phía bên trong sẽ được thắp một ngọn nến nho nhỏ.
Đặc biệt tại sông Hoài cứ ngày rằm hàng tháng thì sẽ tổ chức lễ hội thả đèn hoa đăng cực kì náo nhiệt. Đặc biệt vào ngày rằm thì quy mô tổ chức sẽ lớn hơn, vì vậy bạn nên đến sớm để chọn được những vị trí thả đèn đẹp nhất.
Còn đối với dịch vụ đi thuyền trên sông thì số lượng người trên thuyền tối đa 4 người. Chi phí thuê thuyền cũng rẻ, chỉ với 50.000đ/lượt Mọi người chỉ việc xuống thuyền và ngắm khung cảnh 2 bên sông Hoài khi về đêm, vừa thư giãn lại mới lạ.
Nếu như bạn muốn quay về tuổi thơ với các trò chơi dân gian thì chắc chắn phải tới con phố Nguyễn Thái Học hoặc công viên Kazil. Nơi đây thường xuyên tổ chức các trò chơi thú vị như là đi cầu xe, bịt mắt đập niêu, ném vòng hoặc là bài chòi. Ngoài ra, ở đây, bạn còn được giao lưu với những người bạn nước ngoài, gặp gỡ nhiều nền văn hóa đặc biệt.
Hơn nữa, các trò chơi này thường là vui chơi có thưởng. Nếu như bạn đi du lịch cùng với gia đình và có đưa theo con nhỏ thì có thể đưa trẻ đến đây. Các trò chơi sẽ diễn ra từ 7 giờ tối và kết thúc vào khoảng 10 giờ tối mỗi ngày.
Vì là một địa điểm du lịch nổi tiếng, lại góp phần quảng bá nền du lịch nước nhà, vì vậy nên phố cổ Hội An có thu vé vào cửa đối với một số địa điểm. Đối với người Việt Nam và người nước ngoài sẽ có những mức giá khác nhau. Dưới đây là bảng giá để mọi người tham khảo và dễ dàng so sánh.
Địa điểm tham quan | Giá vé tham quan | |
Người Việt Nam | Người nước ngoài | |
Phố cổ Hội An | 80.000đ | 150.000đ |
Làng gốm Thanh Hà | 30.000đ | 30.000đ |
Làng rau Trà Quế | 10.000đ | 10.000đ |
Làng lụa Hội An | 50.000đ | 50.000đ |
Phố cổ Hội An có khá khu vực để khám phá. Nếu chỉ đi trong 1 ngày thì không thể nào tìm hiểu và trải nghiệm được toàn bộ vẻ đẹp cũng như lịch sử phát triển của nó. Nhận thấy điều này, các dịch vụ nghỉ dưỡng cũng ra đời ngày càng nhiều, với nhiều hình thức đa dạng cho bạn lựa chọn.
Thanh Binh Central Hotel là một khách sạn 4 sao nằm tại 98 Bà Triệu, Phường Minh An. Khách sạn chỉ cách Hội Quán Quảng Đông đúng 5 phút di chuyển và cực gần so với Đền Cam Phổ. Ngoài ra, Thanh Binh Central Hotel còn có thêm cả bãi gửi xe cực kì thuận tiện.
Thanh Binh Central Hotel hiện đang sở hữu 52 phòng nghỉ. Mỗi phòng đều được trang bị tất tần tật trang thiết bị và nội thất cần thiết, bao gồm điều hòa, tủ lạnh, lò vi sóng, máy pha cà phê, giường, tủ quần áo, ghế sofa. Chi phí để nghỉ 1 đêm tại khách sạn này sẽ dao động từ 1.721.459đ – 2.268.000đ/đêm. So với các tiện ích phía trên thì mức giá này hoàn toàn rẻ.
Một điểm dừng chân được nhiều du khách ưa thích chính là Uptown Hoi An Hotel & Spa. Khách sạn sở hữu hồ bơi ngay trên sân thượng này nằm ở số 209 Lý Thường Kiệt, Phường Cẩm Phổ, Hội An, Quảng Nam. Khi nghỉ dưỡng tại đây thì du khách sẽ được trải nghiệm tất cả các dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp số 1 trên thị trường.
Tại Uptown Hoi An Hotel & Spa hiện đang có 5 hạng phòng khác nhau cho bạn lựa chọn. Trong đó bao gồm: phòng deluxe giường đôi, phòng deluxe 2 giường đơn, phòng suite junior có ban công, phòng gia đình và phòng deluxe 2 người có cung cấp spa miễn phí. Giá phòng trung bình tại khách sạn chưa áp dụng ưu đãi là 1.737.930đ – 4.845.570đ/đêm.
Bên cạnh dịch vụ phòng nghỉ thì Uptown Hoi An Hotel & Spa còn sở hữu nhiều dịch vụ đi kèm như là nhà hàng với không gian sang trọng và hiện đại, hồ bơi ngoài trời view hướng ra phố cổ nằm trên tầng tượng,… Các dịch vụ này sẽ được bao gồm khi bạn mua gói nghỉ dưỡng tại Uptown Hoi An Hotel & Spa.
Hội An Phố trước đây còn có tên gọi khác là thư viện Hội An Phố. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều nét đặc trưng trong văn hóa địa phương của con người xứ Quảng.
Một điểm đặc biệt là Hoi An Pho Library hiện vẫn giữ nguyên thủ viện sách cực lớn ngay tại khu vực lễ tân. Không gian khách sạn được thiết kế theo hướng nghệ thuật, chủ yếu làm bằng thủ công. Tuy nhiên, quy mô Hoi An Pho Library không qua lớn, chỉ có tổng cộng 25 phòng nghỉ.
Tọa lạc trên con đường Phúc Chu, An Hội, Hội An, Long Life Riverside luôn nỗ lực để mang đến cho du khách những trải nghiệm nghỉ dưỡng 3 sao đẳng cấp bậc nhất. Khách sạn này còn có tên gọi thuần việt khác là Thanh Xuân. Long Life Riverside được thiết kế theo lối cổ điển, với không khí xưa cũ và đầy hoài niệm.
Long Life Riverside hiện có tất cả 36 phòng nghỉ khác nhau. Mỗi phòng sẽ có thiết kế khác biệt và phù hợp với sở thích của nhiều khách hàng. Nếu như bạn đặt phòng trước thì sẽ được ưu đãi với các bữa ăn sáng miễn phí cực kì hấp dẫn. Còn chần chờ gì mà không nhanh tay lưu lại thông tin để đặt khi có cơ hội du lịch phố cổ Hội An nào!
Ngoài những địa điểm du lịch chứa đựng nhiều giá trị văn hóa thì khi tới phố cổ Hội An, du khách sẽ bị choáng ngợp với nền ẩm thực phong phú. Đây là cái nôi cho ra đời nhiều món ăn đặc sắc, với hương vị làm ngất ngây lòng người. Dưới đây là một số món điển hình cho bạn tham khảo.
Bánh vạc Hội An hay còn có cái tên mỹ miều khác là White Rose. Đây là một thức quà được làm từ bột lọc, với phần nhân là thịt heo, tôm, nấm mèo. Những chiếc bánh nhỏ nhỏ, xinh xinh, được nhào nặn tỉ mỉ dưới bàn tay của những nghệ nhân truyền thống đã trở thành một thứ đặc sản chỉ có tại phố cổ Hội An.
Địa chỉ ăn bánh vạc ngon:
Bánh đập là một món ăn có sự kết hợp giữa 2 loại bánh là bánh ướt và bánh đa. Món này bên ngoài giòn giòn, bên trong thì mềm và ướt. Khi ăn thì mọi người có thể chấm cùng với nước nắm nêm đặc trưng đệp dậy mùi vị. Nhìn thì có thể dễ làm nhưng chỉ khi thưởng thức món ăn này tai Hội An thì mọi người mới thẩm được trọn vẹn hương vị của nó.
Địa chỉ ăn bánh đập Hội An ngon:
Đà Nẵng là một tỉnh giáp biển. Vì vây nên hải sản ở đây đa dạng, lại được đánh bắt mới trong ngày. Đây cũng là điều làm nên sức cuốn hút cho món hến xào. Hến sau khi được luộc và đãi thì đem đi xào cùng với các nguyên liệu đi kèm. Món này ăn kèm với bánh đa giòn rụm thì chỉ có tuyệt vời trở lên.
Địa chỉ ăn hến xào ngon:
Chè bắp thì ở đâu cũng có, nhưng ngon nhất là phải kể đến Hội An. Đây là một món ăn giải nhiệt mùa hè được du khách ưu chuộng. Những bát chè thơm ngon, những hạt bắp vàng ươm và mềm dẻo đã đốn tim biết bao nhiêu con người. Đặc biệt vị ngọt thanh tự nhiên từ bắp đã giúp cho món ăn trở nên dễ ăn, bất kì ai cũng có thể thưởng thức được.
Địa chỉ ăn chè bắp ngon:
Hoành thánh là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa. Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam thì được biến tấu để phù hợp hơn với khẩu vị của người Việt. Hoành thánh có nét tương đồng với món bánh bao ở phần nhân. Tuy nhiên phần vỏ sẽ mỏng và nhỏ hơn. Khi ăn thì ăn kèm với nước xương ngọt thanh, dịu nhẹ.
Địa chỉ ăn hoành thánh ngon:
Bánh ướt chắc chắn không còn xa lạ gì với người dân miền trung. Thứ bánh được tráng bằng bột gạo, sau đó ăn ngay khi còn nóng hổi chắc chắn sẽ giúp bạn làm ấm lòng vào mùa đông. Đặc biệt bánh ướt có rất nhiều cách ăn khác nhau. Mọi người có thể ăn kèm với chả giò, ăn với nước mắm, bánh ướt trứng hoặc bánh ướt nước xương đều được.
Địa chỉ ăn bánh ướt ngon:
Hội An là một điểm du lịch cởi mở, dễ khám phá. Vì vậy, nhìn chung bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình tìm hiểu. Mọi người chỉ cần chú ý một số điều dưới đây để có một chuyến đi suôn sẻ hơn.
Khi tham quan và sử dụng các dịch vụ tại phố cổ Hội An, du khách chú ý khảo giá trước để đảm bảo không bị hét giá. Một số địa điểm thì được vào cửa miễn phí, nhưng phần đông là phải có vé ra vào. Bạn có thể mua vé trực tiếp tại văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An để không làm gián đoạn lộ trình.
Nếu đi du lịch phố cổ Hội An vào dịp Tết thì du khách phải đặt phòng khách sạn cũng như đặt trước các dịch vụ vui chơi. Vì lúc này lượng khách rất đông đúc, nhu cầu cũng cao, nên giá cả sẽ có xu hướng tăng lên.
Hội An đẹp nhất là khoảng thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch hằng năm. Đây là thời điểm xuân thì, tất cả mọi thứ đều thiên thời địa lợi nhân hòa. Đi du lịch phố cổ Hội An mùa này thì mọi người sẽ được trải nghiệm tiết trời nắng nhẹ, ít mưa và cực kì mát mẻ.
Ngoài ra, nếu như bạn muốn có nắng thì có thể đến đây vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Mặc dù thời điểm này nắng đôi lúc hơi gắt nhưng lại phù hợp với các hoạt động ở biển. Nếu đi vào những tháng này thì bạn chú ý chuẩn bị đầy đủ đồ chống nắng để không ảnh hưởng tới trải nghiệm cá nhân.
Bên cạnh đó, thời điểm khám phá Hội An đẹp nhất trong ngày là sáng sớm. Lúc này đường phố sẽ vắng lặng và thoáng người hơn. Hơn nữa, lúc sáng sớm thì phù hợp với các hoạt động thư giãn và hít thở bầu không khí trong lành.
Hy vọng những thông tin chia sẻ phía trên sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về phố cổ Hội An. Mặc dù có nhiều văn hóa được gia nhập vào nước ta, thế nhưng nơi đây vẫn luôn chứa đựng những giá trị thuần Việt đáng gìn giữ. Qua bài viết này, chúc bạn và gia đình sẽ có được những chuyến đi đáng mong đợi. Hẹn gặp lai bạn trong các bài viết tiếp theo nhé!
Nguồn:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch