Xem rùa đẻ trứng là một trải nghiệm thú vị tại Côn Đảo. Với đặc trưng của một khu bảo tồn thiên nhiên, nơi đây sở hữu rất nhiều cá thể rùa biển. Do đó, khách du lịch đến tham quan huyện đảo sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến hình ảnh rùa biển đẻ trứng trên những bãi cát trắng mịn.
Côn Đảo là một địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây không chỉ được biết đến với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Mà còn là một điểm đến lý tưởng để tham gia các hoạt động trải nghiệm thú vị.
Có thể kể đến như: Lặn biển ngắm san hô, tham quan, câu cá, … Trong số đó, xem rùa đẻ trứng là hoạt động được khách du lịch cực kỳ yêu thích. Rùa biển chỉ đẻ trứng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9. Do đó, khi đến Côn Đảo vào thời điểm khác trong năm, bạn sẽ không có cơ hội tham gia vào trải nghiệm hấp dẫn này.
Với diện tích vùng nước khoảng 14.000 ha. Côn Đảo là nơi sinh sống của một quần thể lớn rùa biển. Cùng với đó, thời gian sinh sản của chúng là từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Khi đi du lịch vào thời điểm này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng rùa biển đẻ trứng trên những bãi cát.
Đặc biệt, từ khoảng tháng 7 đến tháng 9 là cao điểm của mùa sinh sản. Do đó, sẽ có hàng trăm lượt rùa biển bò lên bờ để đẻ trứng vào mỗi đêm. Với yếu tố này, thật không khó để bạn có thể ghi lại khoảnh khắc rùa đào tổ và đẻ những quả trứng trắng tinh. Đây chắc hẳn là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ và thú vị trong cuộc đời.
Không những thế, loài rùa có đặc tính sinh nở vào ban đêm. Cho nên, để có thể xem chúng đẻ trứng, khách du lịch cần chuẩn bị các thiết bị chiếu sáng. Điển hình là đèn pin. Đồng thời, bạn cũng có thể mang theo máy ảnh hoặc điện thoại để chụp lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến tham quan huyện đảo.
Theo thống kê, mỗi năm tại huyện Côn Đảo có khoảng 350 cá thể rùa mẹ lên đẻ trứng. Sau khoảng 45 đến 60 ngày, trứng sẽ nở thành rùa con. Số lượng cá thể con ước tính lên đến 50.000.
Ngoài xem rùa đẻ trứng, du khách còn có thể tự tay thả rùa con về với biển. Tuy nhiên, cần có sự giám sát của nhân viên làm nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên vùng hải đảo. Không những thế, thời gian thích hợp để tham gia hoạt động này là vào cuối năm. Do đó, bạn cần sắp xếp công việc và kế hoạch của bản thân một cách hợp lý. Để đến Côn Đảo một lần nữa và tham gia trải nghiệm.
Theo kinh nghiệm tham quan, thời điểm lý tưởng nhất để đến Côn Đảo là vào mùa hè. Thời gian khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Bởi đây là thời điểm mà huyện đảo có nhiều hoạt trên biển hấp dẫn nhất trong năm.
Đặc biệt, phải được kể đến là xem rùa đẻ trứng. Như đã nói, mùa sinh sản của rùa biển vào khoảng tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Trong đó, cao điểm là tháng 7 đến tháng 9. Do đó, khi ghé thăm huyện đảo vào thời điểm này, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng rùa đẻ trứng với tâm thế vô cùng hào hứng.
Không những thế, từ khoảng tháng 8 đến tháng 11 là thời gian trứng nở thành con. Nhờ đó, nếu đi du lịch dài ngày, bạn có thể vừa được xem rùa đẻ trứng, vừa được thả rùa con về biển. Đây không chỉ là trải nghiệm hấp dẫn và còn cực kỳ ý nghĩa đối với những người yêu thiên nhiên, động vật.
Bên cạnh được xem rùa biển sinh sản. Khách du lịch đến Côn Đảo còn được tạo điều kiện thuận để có thể khám phá thiên nhiên hoang dã. Với thảm thực vật phong phú, bạn có thể tìm hiểu về nhiều loại cây rừng nhiệt đới. Cùng với đó là những loài động vật quý hiếm đang được bảo tồn.
Mặc dù là mùa mưa với thời tiết nóng ẩm. Nhưng thời điểm từ tháng 5 đến tháng 11 là thời gian lý tưởng nhất. Nhờ vị trí biệt lấp trên vùng biển, nên khí hậu ở đây tương đối mát mẻ và dễ chịu.
Không những vậy, đây cũng là dịp nghỉ hè của nhiều gia đình. Bạn có thể sắp xếp công việc và lịch trình để có thể đến tham quan huyện đảo và xem rùa đẻ trứng cùng gia đình của mình. Giúp mọi người thắt chặt tình cảm yêu thương, gắn bó. Đồng thời, còn lưu giữ kỷ niệm vui vẻ bên nhau.
Để có thể chứng kiến khoảnh khắc kỳ diệu khi rùa mẹ đẻ trứng. Bạn cần di chuyển đến địa điểm chiêm ngưỡng thích hợp. Nơi lý tưởng nhất có thể kể đến là Bãi Cát Lớn. Đây là khu vực thuộc địa phận Hòn Bảy Cạnh. Nằm dưới quyền quản lý và bảo tồn của Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt, hệ sinh thái rùa biển ở đây có điều kiện sinh tồn và phát triển. Chính vì thế, đây là một trong những bãi đẻ lớn và lý tưởng của loài rùa biển. Có những thời điểm, Bãi Cát Lớn có số lượng rùa mẹ lên bờ biển để đẻ trứng nhiều nhất tại huyện đảo. Thống kê lên đến con số hàng chục lượt mỗi đêm.
Với đặc điểm trên, nơi đây thu hút rất đông khách du lịch tới tham quan và khám phá. Tuy nhiên, số lượng người được ở lại qua đêm chỉ từ 20 đến 25 vị khách. Do đó, để có thể xem hoạt cảnh rùa biển sinh sản, bạn cần đăng ký trước với các đơn vị cung cấp dịch vụ. Để được giữ vé tham quan quan Hòn Bảy Cạnh nguyên đêm.
Bên cạnh đó, di chuyển đến Hòn Bảy Cạnh cũng là một yếu tố được nhiều người quan tâm. Để đến được nơi đây, du khách cần phải xin giấy phép thông hành. Loại giấy tờ này được cấp bởi Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc đảo lớn Côn Sơn.
Giấy phép được cấp miễn phí. Đồng thời, có hiệu lực lưu thông đến 5 chiều của ngày kế tiếp. Khi có giấy tờ trong tay, bạn mới có thể thuê tàu thuyền du lịch, hoặc cano để di chuyển đến hòn đảo.
Tại đảo lớn Côn Sơn có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê tàu thuyền và cano. Khách du lịch nên tham khảo trước thông tin về những đơn vị uy tín, chất lượng. Điều này góp phần giúp bạn có thể nhanh chóng đưa ra quyết định chọn địa chỉ cho thuê phương tiện phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.
Không những thế, còn đảm bảo an toàn trên những chuyến đi. Cũng như tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Giúp cho bạn và gia đình có một cuộc hành trình khám phá Côn Đảo vô cùng bổ ích và thú vị.
Trung bình, giá thuê tàu dao động trong khoảng 1.500.000 VNĐ/ vé 2 chiều. Cùng với đó, thời gia di chuyển đến Hòn Bảy Cạnh khoảng 45 phút đến 1 giờ, tùy vào tình trạng thời tiết và vận tốc của tàu thuyền, cano.
Khi thuyền cập bến Hòn Bảy Cạnh Côn Đảo, du khách đi men theo con đường mòn. Đường đi ven bìa rừng ngập mặn. Sau khoảng 700m, điểm đến của bạn là Trạm Kiểm lâm khu vực. Trên đường đến đây, khách du lịch có thể tận mắt nhìn thấy những loài động vật hoang dã và quý hiếm như: Sóc mun, đồi mồi, chuột hữu Côn Đảo, gà rừng,…
Cùng với đó, lọt vào tầm mắt của chúng ta là hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích rộng lớn. Sự đa dạng của thảm thực vật nơi đây được thể hiện qua 24 loài cây sống được trong môi trường nước lợ. Chủ yếu là các loài như: su ổi, bàng phi, đước đôi, vẹt dù, … Với không gian che phủ lớn, bạn như được hòa mình với thiên nhiên. Cũng như được đi dưới những tán cây xanh mát trong bầu không khí trong lành.
Ngoài ra, khi đi xem rùa biển đẻ trứng ở Hòn Bảy Cạnh Côn Đảo, du khách cần phải tuân thủ những quy định bắt buộc. Chẳng hạn: không săn bắt động vật, số lượng du khách tham quan trong ngày tối đa là 48 người, du lịch nguyên đêm tối đa 24 vị khách, … Thực hiện những điều này nhằm bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên được an toàn.
Hành trình quan sát rùa mẹ đẻ trứng của du khách sẽ có người hướng dẫn của Vườn Quốc gia Côn Đảo. Hoặc có thể được chỉ dẫn bởi những người dân bản địa đi cùng. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn chỉ cách quan sát sao cho đúng. Cũng không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của rùa mẹ.
Khi quan sát, khách du lịch cần giữ im lặng. Đồng thời, không được soi đèn vào mắt rùa. Bởi loài rùa biển rất nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng xung quanh. Chính vì thế mà thời điểm sinh sản của loài động vật này chỉ diễn ra vào ban đêm.
Khi bị “làm phiền” trong lúc đẻ, rùa mẹ sẽ bỏ tổ và bò trở lại biển. Do đó, nó không thể thành thành chu trình sinh sản của mình. Do đó, tạo Côn Đảo phải lập các chốt kiểm lâm để đảm bảo quá trình sinh nở của rùa biển không bị làm gián đoạn.
Thông thường, sau bữa tối, du khách sẽ được hướng dẫn nghỉ ngơi trên những chiếc lều võng ven biển. Khi con trăng đã lên cao, rùa biển sẽ bò lên các bãi cát để tìm nơi đẻ trứng. Lúc này người hướng dẫn sẽ ra lệnh thông báo để du khách di chuyển đến bờ biển để xem rùa biển đào tổ và đẻ trứng.
Dưới ánh trăng, bạn sẽ thấy những con rùa đang chậm chạp bò lên bãi cát óng ánh. Du khách có thể di chuyển nhẹ nhàng đến bãi đẻ để không làm kinh động đến loài rùa. Đồng thời, sau khi rùa đào tổ xong, bạn có thể chiếu đèn vào cơ quan sinh sản để xem quá trình đẻ trứng.
Sau khi đẻ xong, rùa mẹ sẽ dùng chân lấp tổ để xóa dấu vết. Điều này cùng giúp trứng được bảo vệ và ấp trong điều kiện thuận lợi. Khi đã hoàn tất mọi công đoạn, rùa mẹ sẽ lại chậm rãi bò về với đại dương bao la.
Bên cạnh đó, khu vực lý tưởng để loài rùa sinh sản là những vùng có đặc trưng cát mịn. Đồng thời, vị trí này phải gần các bụi cây để tổ chứng không bị lộ dấu vết. Tránh cho trứng gặp phải nguy hiểm bởi những loài động vật khác.
Bình thường, rùa mẹ sẽ đào tổ bằng chân sau thành một lỗ có chiều sâu khoảng 50 cm. Chiều rộng khoảng 20 – 30 cm. Sau khi đào xong, chúng bắt đầu quá trình sinh nở.
Vào thời điểm này, bạn có thể dùng đèn pin soi phần sau lưng của rùa mẹ. Dưới ánh sáng của đèn, du khách sẽ được tận mắt trông thấy những quả trứng tròn và trắng tinh.
Các quả trứng to gần bằng ngón tay cái sẽ lần lượt rơi xuống ổ vừa được đào. Trong một lần sinh sản, rùa mẻ có thể đẻ trung bình khoảng 80 trứng. Tuy nhiên, đã có trường hợp ghi nhận một cá thể rùa mẹ đẻ được 200 quả trứng tại huyện Côn Đảo.
Sau khi chờ cho rùa mẹ đẻ xong, rời tổ và trở về với biển cả. Du khách sẽ được quan sát cách mà người ta ấp trứng rùa biển tại Côn Đảo. Đầu công đoạn, các nhân viên kiểm lâm sẽ lấy trứng mang về tổ ấp nhân tạo.
Sau đó, trứng sẽ được ấp trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Thời gian ấp kéo dài 6 tiếng đồng hồ. Thực hiện công việc này giúp cho trứng rùa biển có thể đạt tỷ lệ sinh nở cao nhất. Giúp bảo tồn giống loài rùa một cách tối đa.
Khi được đưa về, một nửa số lượng trứng sẽ được đưa vào lồng ấp chứa nhiều ánh sáng. Nửa còn lại được ấp trong môi trường ít ánh sáng hơn. Để hạn chế ánh sáng, đội ngũ kiểm lâm sẽ phủ một tấm lưới dùng để chống nắng.
Thực hiện điều này giúp cân bằng “giới tính” của đàn rùa con khi được sinh ra. Bởi điều kiện ánh sáng có tác động không nhỏ đến quá trình hình thành giới tính cá thể. Cùng với đó là điều kiện nhiệt độ là cũng là một yếu tố quan trọng trong việc điều điều chỉnh giống đực và giống cái.
Thời gian ấp trứng khoảng từ 45 đến 60 ngày. Sau giai đoạn này, trứng sẽ nở thành rùa con. Khách du lịch khi đến đây không chỉ được theo dõi rùa biển đẻ trứng, quá trình ấp. Mà còn có thể thả rùa con về với đại dương rộng lớn.
Sau thời gian ấp, du khách sẽ được tận mắt trông thấy rùa con chui ra khỏi vỏ trứng. Đồng thời, chen chúc nhau leo lên trên miệng tổ để di chuyển về phía bờ biển.
Khi rùa biển con được sinh ra, các đơn vị kiểm lâm sẽ đặt chúng vào giỏ đựng và mang đến gần bãi biển. Nếu để các cá thể này tự di chuyển, rất có thể chúng sẽ bị lạc đường bởi ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt. Khiến rùa bị mất phương hướng và không bò được đến bờ biển.
Thực hiện hoạt động thả rùa con, bạn sẽ được nâng đỡ những con rùa nhỏ trong lòng bàn tay. Sau đó, mang chúng đến sát mặt nước và thả về đại dương mênh mông.
Hoặc khách du lịch cũng có thể đặt rùa gần bờ biển. Tiếng sóng biển sẽ định vị hướng đi cho rùa con. Đồng thời, sóng biển dâng lên sẽ mang theo những cá thể rùa con trôi về biển.
Vào thời điểm này, bạn có thể bắt lại khoảnh khắc hình ảnh rùa chập chững bò tới vùng biển thuộc về nó. Không những vậy, trước khi tới mép nước biển, rùa con sẽ quay đầu nhìn lại mảnh đất mà chúng được sinh ra.
Sau khoảng 30 năm khi rùa đã trưởng thành, chúng sẽ quay lại mảnh đất Côn Đảo quê hương để tiếp tục quá trình sinh sản và duy trì giống loài.
Để hành trình tham quan và khám phá thêm phần suôn sẻ, du khách cần chú ý một vài điểm sau:
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết khi xem rùa đẻ trứng tại Côn Đảo. Với những thông tin vừa chia sẻ, mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình khám phá và chiêm ngưỡng mùa rùa biển sinh sản ở huyện đảo xa xôi.
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch