Chùa Pháp Lâm là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và độc đáo của thành phố Đà Nẵng. Với không gian thanh tịnh, yên tĩnh, du khách đến đây không chỉ để tham quan, cầu nguyện, chiêm bái mà còn để thư thái tâm hồn. Vì vậy. hôm nay 2Trip sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh ngôi chùa Pháp Lâm này nhé.
Chùa Pháp Lâm nằm gần trung tâm thành phố, tọa lạc tại số 574 đường Ông Ích Khiêm, phường Nam Dương, Hải Châu, Đà Nẵng. Chùa cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 3km, vô cùng thuận lợi cho việc di chuyển bằng xe máy hoặc thuê taxi. Sở hữu chiều sau 25m, chiều ngang 14m, tổng diện tích lên đến 3000m2, chùa Pháp Lâm Đà Nẵng được xếp hạng là một trong những ngôi chùa lớn nhất Đà Nẵng.
Chùa Pháp Lâm được xây dựng vào năm 1934. Ban đầu chùa lấy tên là chùa tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng , tuy nhiên đến năm 1970, chùa đổi tên thành Pháp Lâm và được sử dụng cho đến hiện nay. Chùa đã trải qua nhiều đợt trùng tu, có kiến trúc đẹp và ấn tượng, là nơi giao lưu, truyền bá, học tập về Phật pháp. Chùa Pháp Lâm đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng, là nơi du khách tìm tới để tìm lại cảm giác thanh tịnh, bình yên.
Chùa Pháp Lâm mang đậm kiến trúc Phật giáo, được thiết kế bởi kiến trúc sư Đặng Cao. Ngôi chùa theo phong cách cổ điển nhưng không kém phần sang trọng, mang phong cách Á Đông uy nghi, oai nghiêm.
Sở hữu diện tích rộng lớn, chùa Pháp Lâm chia thành các khu vực rõ ràng. Khu giảng đường được xây dựng ở tầng dưới có sức chứa hơn 100 người. Phía trên là khu chính điện được bày trí, chạm khắc tinh tế, toát lên vẻ đầy uy nghiêm.
Xem thêm: Ghé Thăm Đền Lĩnh Chúa Linh Từ – Ngôi Đền Nổi Tiếng Trên Núi Chúa Bà Nà
Để di chuyển từ Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh vào Đà Nẵng thì máy bay là phương tiện di chuyển thuận tiện và nhanh nhất. Tuy nhiên chi phí di chuyển bằng máy bay cũng là cao nhất, giá vé dao động từ 600.000đ – 2.200.000đ. Bạn nên đặt vé sớm hơn khoảng 2 tuần để tiết kiệm chi phí và tránh trường hợp hết vé.
Ngoài ra, du khách có thể di chuyển bằng tàu hỏa hoặc xe khách với chi phí rẻ hơn nhưng tốn nhiều thời gian di chuyển. Một chuyến tàu Bắc – Nam đi đến Đà Nẵng mất 14 – 20 tiếng nhưng đi tàu hỏa cũng khá thoải mái vì được trang bị nhiều tiện nghi và dịch vụ phục vụ ổn. Còn nếu du khách sử dụng phương tiện thì bạn nên lựa chọn xe giường nằm bởi thời gian di chuyển lên tới 20 tiếng.
Khi đã đến thành phố Đà Nẵng, xe máy và thuê taxi là hai phương tiện được ưu ái nhất. Dịch vụ cho thuê xe máy khá phát triển ở thành phố Đà Nẵng. Du khách có thể thuê xe tại các địa điểm cho thuê xe máy hoặc thuê ở các khách sạn lưu trú. Với mức giá phải chăng 100.000đ – 150.000đ/ngày/xe, bạn có thể vi vu thoải mái khắp các địa điểm du lịch Đà Nẵng.
Thuê xe taxi phù hợp với đối tượng đi nhóm đông, có cả người già và trẻ nhỏ. Nhưng giá thuê taxi ở Đà Nẵng khá chát so với các nơi khác. Tuy nhiên, tài xế vô cùng thân thiện, luôn đảm bảo an toàn cho bạn khi di chuyển. Hoặc bạn có thể thử trải nghiệm đi xe buýt Đà Nẵng với mức giá rẻ 7.000đ – 20.000đ/ chuyến. Chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm khá thú vị đối với du khách.
Xem thêm: Khám Phá Bảo Tàng Đà Nẵng – Nơi Lưu Giữ Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Thành Phố
Chùa Pháp Lâm gây ấn tượng mạnh với du khách bởi mái ngói đỏ xen lẫn vàng. Trên mái có chạm trổ hình rồng sắc nét, nguy nga, uy nghiêm. Màu chủ đạo của ngôi chùa là màu vàng, tạo nên vẻ trang trọng, lịch sự, trang nghiêm.
Nổi bật trong khuôn viên của ngôi chùa Pháp Lâm chính là bức tượng Đức Bổn Sư. Bức tượng được sơn toàn bộ bằng màu vàng, có độ cao là 1.1m, trông vô cùng tráng lệ, nghiêm trang. Bức tượng khắc họa hình ảnh hình ảnh Đức Bổn Sư đang ngồi với gương mặt hiền hòa, từ bi như đang che chở cho ngôi chùa và người dân.
Ngoài ra, chùa Pháp Lâm còn sở hữu nhiều bức tượng ấn tượng khác, điển hình là tượng Đại Thế Chí và tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được đúc bằng đồng. Nhìn tổng thể tất cả các bức tượng trong khuôn viên đều được xây dựng có kích thước lớn, uy nghi và gây ấn tượng mạnh với mỗi du khách.
Xem thêm: Bảo Tàng Đồng Đình | Khám Phá Nơi Lưu Giữ Những Cổ Vật Tại Đà Nẵng
Khi đã đến tham quan chùa Pháp lâm thì bạn không nên bỏ qua cầu Rồng Đà Nẵng – cây cầu thứ 7 bắc qua con sông Hàn nổi tiếng. Cầu Rồng ở ngay trong trung tâm thành phố Đà Nẵng, chính xác là ở đường Nguyễn Văn Linh, phường Phước Ninh, quận Hải Châu. Cây cầu này mang tên là cầu Rồng sở dĩ bởi vì nó mô phỏng lại hình ảnh một con rồng đang uốn lượn trông vô cùng đẹp mắt.
Cầu Rồng có tổng chiều dài 666m, chiều rộng 37.5m, vừa đủ cho 6 làn xe chạy qua và 2 làn đường đi bộ. Cây cầu có kết cấu nhịp thép rất độc đáo, có 5 nhịp cầu chính và 3 nhịp cầu dẫn. Toàn bộ cây cầu được phủ 5 lớp sơn vừa có tác dụng tạo màu vàng đẹp cho cây cầu, vừa có tác dụng chống mòn.
Cầu Rồng đẹp nhất là vào buổi tối với hệ thống 2500 đèn LED nhiều màu sắc đa dạng, linh hoạt thay đổi màu. Đặc biệt, trên cầu Rồng có chương trình phun nước, phun lửa cực kì hấp dẫn. Lịch phun nước, phun lửa tại đây diễn ra vào 9h00 tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần và vào các ngày lễ lớn.
Màn biểu diễn phun lửa gồm có 2 lượt, mỗi lượt gồm 9 lần. Tiếp theo đó màn biểu diễn phun nước gồm 3 lượt mỗi lượt 1 lần. Để có thể ngắm nhìn được hết màn phun nước, phun lửa tuyệt đẹp, bạn nên chọn một chỗ đứng tốt như là ngay trên cầu, hoặc các tòa nhà cao tầng ngay cạnh sông Hàn.
Xem thêm: Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm Pa | Khám Phá Từ A-Z Nơi Lưu Giữ Hồn Chăm Pa Xưa Tại Xứ Đà
Địa điểm tiếp theo du khách có thể kết hợp tham quan cùng chùa Pháp Lâm là cầu tình yêu Đà Nẵng. Cầu tình yêu Đà Nẵng nằm ở phía Đông sông Hàn, trên đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà. Cây cầu nằm giữa cầu Rồng và cầu sông Hàn, được đưa vào hoạt động vào năm 2015 và có hình vòng cung lạ mắt.
Cây cầu tình yêu Đà Nẵng được lấy cảm hứng từ những cây cầu tình yêu nổi tiếng trên thế giới như Pháp, Đức, Ý, Nga. Cây cầu có chiều dài 68m nhận được nhiều sự chú ý từ du khách và trở thành biểu tượng tình yêu của thành phố. Đây là nơi minh chứng tình yêu, lời hẹn ước của các cặp đôi. Với những ổ khóa tình yêu, cây cầu mang ý nghĩa thể hiện một tình yêu bền chặt, vĩnh cửu, hạnh phúc.
Trên cầu có rất nhiều những ổ khóa tình yêu không có chìa. Mỗi ổ khóa hình trái tim được khắc tên 2 người yêu nhau, có giá từ 70.000đ – 250.000đ. Hơn nữa, để làm tăng vẻ đẹp lãng mạn, tăng ý nghĩa thể hiện tình yêu bền chặt của cây cầu, mỗi cột đèn lồng trên cầu đều tạo thành những hình trái tim.
Cây cầu tình yêu về đêm là cả một cảnh tuyệt đẹp không nên bỏ lỡ. Những ánh đèn trên cầu được thắp sáng, lung linh, huyền ảo, phản chiếu ánh sáng xuống mặt sông, tạo nên khung cảnh lãng mạn vô cùng. Bên cạnh cầu tình yêu là du thuyền Hạnh phúc. Du khách có thể ngắm nhìn vẻ đẹp cây cầu và toàn cảnh thành phố khi nhâm nhi những loại đồ uống ngon trên du thuyền.
Xem thêm: Chùa Linh Ứng | Ngôi Chùa Tâm Linh Nổi Tiếng Nhất Xứ Đà
Cầu sông Hàn là chiếc cầu xoay đầu tiên tại Việt Nam, là niềm tự hào của người dân thành phố Đà Nẵng. Cây cầu được đi vào hoạt động năm 2000, do chính các kỹ sư người Việt thiết kế và xây dựng. Cầu sông Hàn dài 487,7m, rộng khoảng 12,9m, là cầu nối giao thông quan trọng, khơi dậy tiềm năng kinh tế của thành phố Đà Nẵng.
Có thể xoay 90 độ là đặc trưng nổi bật nhất của cây cầu sông Hàn nổi tiếng này. Phần giữa cầu có thể tách ra làm đôi, xoay 90 độ quay trục nằm dọc theo dòng chảy sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Lịch quay của cầu đã được thay đổi phục vụ cho nhu cầu du lịch. Từ thứ 2 đến thứ 6, cầu quay lúc 1h00 sáng và đóng lại lúc 2h00 sáng. Còn thứ 7 và chủ nhật, cầu sẽ quay lúc 23h00 đến 24h00 cùng ngày. Vậy nên, bạn hãy canh me thời gian để có thể tận mắt chứng kiến cảnh cầu quay đặc biệt này nhé.
Cầu sông Hàn vào buổi tối trong vô cùng lung linh, sặc sỡ dưới ánh sáng của đèn điện đa sắc màu. Du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp đó khi ngồi trên du thuyền sông Hàn. Giá vé du thuyền dao động 100.000đ – 120.000đ khá hợp lí trong khoảng thời gian 90 phút lênh đênh trên sông, nghe nhạc kết hợp với ngắm cảnh đẹp các cầu nổi tiếng Đà Nẵng.
Đại lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của giáo Phật và chùa Pháp Lâm Đà Nẵng đã tổ chức đại lễ long trọng này. Đại lễ Phật đản được tổ chức kéo dài đến một tuần, từ ngày mùng 8 đến ngày 15 tháng 4 âm lịch. Ngày lễ ngày càng được quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động trong suốt quá trình diễn ra như diễn hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác.
Đại lễ Phật đản tại chùa Pháp Lâm được tổ chức với sự tham gia của hàng ngàn tôn đức giáo phẩm, quý tăng ni, cư sĩ và đồng bào phật tử. Đại lễ được trang hoàng rực rỡ để kính mừng đức Phật Thích Ca đản sanh và cầu mong sức khỏe, hạnh phúc.
Tại chùa Pháp Lâm, du khách có thể tham gia các hoạt động trong tuần lễ như thả đèn hoa đăng trên sông, nghe thuyết giảng Phật pháp,…. Khi đến chùa, bạn sẽ thấy choáng ngợp với độ long trọng của đại lễ khi chùa trang trí rất nhiều bằng đèn lòng, cờ Phật giáo và cả đoàn xe diễu hành trên đường phố.
Bún bò là món ăn bắt nguồn từ Huế nhưng khi đến với Đà Nẵng, món ăn này đã được biến tấu lại cho hợp khẩu vị người địa phương. Không giống như bún bò Huế, bún bò Đà Nẵng sử dụng bún sợi nhỏ, trắng và dài. Bún sẽ được ăn cùng với thịt bò tái hoặc bắp bò. Nước dùng bún bò Đà Nẵng cực đậm vị sa tế, nếu thực khách muốn ăn đậm đà hơn thì cho thêm mắm ruốc khi dùng.
Với mức giá 40.000đ – 60.000đ một bán bún bò, du khách có thể lấp đầy chiếc bụng đói của mình. Ngoài thịt bò, bên trong bát bún bò còn có miếng móng giò được ninh mềm, tiết, chả cua, giò. Đến với Đà Nẵng, du khách sẽ thấy ấn tượng với bát bún bò to, đầy ắp và hương vị thơm ngon nhớ mãi.
Địa chỉ quán ăn ngon:
Đà Nẵng đặc trưng với khí hậu nắng nóng nên món bún trộn đã trở thành món ăn yêu thích của người dân nơi đây. Món bún mắm nêm Đà Nẵng có nguyên liệu khá phong phú, thường ăn kèm với thịt heo luộc hoặc thịt heo quay. Ngoài ra, một số quán ở Đà Nẵng còn ăn cùng với nem chua, chả bò, tai heo,… Giải ngán cho món ăn chính là các loại rau sống như xà lách, đu đủ bào, giá sống, mít non luộc,…
Linh hồn của món ăn chính là phần mắm nêm đậm đà, thơm ngon được pha với đường, ớt, dứa tạo vị cay nồng. Khi ăn, du khách có thể thêm chút lạc rang và hành phi làm tăng độ bùi, ngậy của món ăn và dậy lên mùi thơm của mắm.
Một bát bún mắm nêm Đà Nẵng có giá thành vô cùng rẻ, chỉ từ 15.000đ – 20.000đ mà vô cùng đầy đặn. Du khách có thể tìm thấy một quán bún mắm nêm ở bất cứ đâu trên các con đường thành phố Đà Nẵng. Vậy nên hãy ghé vào một hàng và ăn thử món bún đặc sản Đà Nẵng này, chắc chắn nó sẽ không khiến bạn phải thất vọng.
Địa chỉ quán ăn ngon:
Chùa Pháp Lâm là địa điểm du lịch tâm linh nên khi đến chùa tham quan, du khách cần chú ý trang phục, ăn mặc lịch sự, kín đáo. Du khách không nên mặc các loại trang phục hở hang và quá thời trang, cá tính. Đó là những trang phục không phù hợp với nơi tâm linh tôn giáo.
Trong quá trình tham quan chùa Pháp Lâm, du khách chú ý giữ gìn trật tự, không gây ồn ào đặc biệt khi chùa đang có các hoạt động giao lưu phật pháp. Nếu có nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, bạn hãy di chuyển ra ngoài khuôn viên chùa. Chùa có khuôn viên rất rộng, rợp bóng cây và có cả ghế đá cho du khách ngồi nghỉ. Khi ăn uống xong, bạn nhớ vứt rác vào nơi quy định để không làm mất mỹ quan của chùa.
Chùa Pháp Lâm không cấm du khách chụp ảnh. Tuy nhiên, khi vào khu vực chánh điện, bạn không nên chụp ảnh để giữ vẻ trang nghiêm cho chùa. Bạn có thể chụp ảnh ở cổng tam quan hoặc các khu vực đằng sau chùa, chùa Pháp Lâm có rất nhiều khu đẹp để bạn chụp ảnh kỉ niệm ngoài khuôn viên.
Tháng 2 đến tháng 6 là thời điểm đẹp nhất để tham quan chùa Pháp Lâm. Vào thời điểm này, thời tiết không quá nóng mà cũng không có quá nhiều mưa, sương mù để bạn có thể vãn cảnh tham quan chùa. Đi chùa vào những tháng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, chụp ảnh và ngắm cảnh.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian này tại chùa diễn ra đại lễ Phật đản được tổ chức vô cùng long trọng, thu hút hàng nghìn người tham gia. Lựa chọn thời điểm này sẽ giúp du khách có cơ hội chứng kiến sự hoành tráng của đại lễ và tham gia, cầu nguyện sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc cho bản thân và gia đình.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc các thông tin hữu ích về địa điểm du lịch tâm linh chùa Pháp Lâm và giải đáp các thắc mắc, lưu ý một số điều với du khách khi tham quan chùa. 2Trip chúc bạn có một chuyến đi đáng nhớ với những thông tin bổ ích trên.
Nguồn tham khảo
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch