Cẩm nang du lịch
2trip.vn

Chùa Non Nước Đà Nẵng – Địa Điểm Du lịch Tâm Linh Không Nên Bỏ Qua

Đà Nẵng 10:01 - 25/05/2023
4.9/5 - (31 bình chọn)

Là một trong những ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng bậc nhất khu quần thể núi Ngũ Hành Sơn, chùa Non Nước Đà Nẵng thu hút hàng nghìn du khách ghé đến hàng năm. Ngôi chùa Non Nước mang vẻ đẹp của một ngôi chùa cổ hoang sơ, đầy huyền bí, tạo dấu ấn khó phai trong lòng du khách. Vậy nên, hôm nay 2Trip sẽ giúp bạn khám phá tất tần tật những điều thú vị về ngôi chùa Non Nước này nhé.

Ngôi chùa Non Nước linh thiêng là địa điểm du lịch nổi tiếng tại núi Ngũ Hành Sơn
Ngôi chùa Non Nước linh thiêng là địa điểm du lịch nổi tiếng tại núi Ngũ Hành Sơn (Nguồn: vntrip.vn)

Giới thiệu chung về chùa Non Nước Đà Nẵng

Chùa Non Nước thuộc địa phận phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8km về phía Đông Nam. Nằm trong quần thể núi Ngũ Hành Sơn, thuộc ngọn Thủy Sơn, ngôi chùa luôn là địa điểm du lịch tâm linh và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng.

Ngôi chùa Non Nước đã trải quan bao thăng trầm và được trùng tu lại như ngày nay
Ngôi chùa Non Nước đã trải quan bao thăng trầm và được trùng tu lại như ngày nay (Nguồn: mia.vn)

Theo sử sách ghi lại, ngôi chùa Non Nước được xây dựng năm 1825 khi nhà vua Minh Mạng thứ 6 đến xây lại chùa Tam Thai, đính tấm biển ghi “Ngự chế Ứng Chơn Tự, Minh Mạng lục niên phụng tạo”. Như vậy, lúc mới đầu chùa có tên là chùa Ứng Chơn. Nhưng đến năm 1891, trong một lần đến chùa và tổ chức đàn cầu quốc thái dân an, vua Thành Thái đã đổi tên chùa thành Linh Ứng Tự, cái tên được giữ đến ngày nay.

Đã trôi qua 3 thế kỷ cùng với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và tác động của thiên tai khắc nghiệt ở miền Trung, chùa Non Nước đã bị phá hỏng ít nhiều. Tuy nhiên, qua nhiều đợt trùng tu, chùa vẫn giữ nguyên được các nét độc đáo ban đầu, đặc biệt là hai bảng tên do vua Minh Mạng vua Thành Thái ban tặng. Ngày 22/3/1990, ngôi chùa Non Nước đã được ghi nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Khung cảnh thiên nhiên tại chùa Non Nước vô cùng hữu tình, đẹp, yên bình
Khung cảnh thiên nhiên tại chùa Non Nước vô cùng hữu tình, đẹp, yên bình (Nguồn: danviet.vn)

Bên trong chùa thờ rất nhiều các vị phật như Phật Thích Ca Như Lai, Tam Thế Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, các vị bồ tát và các hộ pháp. Bên ngoài, chùa được bao quanh bởi hệ thực vật phong phú, xanh tốt, tạo không khí mát mẻ, trong lành quanh năm cho ngôi chùa. Cứ mỗi cuối tuần hay ngày rằm, mồng 1 hàng tháng, người dân Đà Nẵng thậm chí là du khách đều đến thắp hương để cầu tự và cũng để trút bỏ những muộn phiền trong lòng.

Chùa Non Nước được chia làm 4 khu chính: khu bên ngoài, khu chánh điện, khu tháp xá lợi và khu phía sau chùa, đều có nét đẹp riêng từng khu. Ngôi chùa thiết kế kiểu kiến trúc hình chữ Nhất độc đáo. Càng đi vào bên trong, du khách sẽ càng thấy nét kiến trúc ấy thể hiện rõ nét và sinh động hơn.

Xem thêm: Chùa Pháp Lâm – Khám Phá Tất Tần Tật Chỉ Trong 1 Ngày

Nên lựa chọn phương tiện di chuyển nào khi tham quan chùa Non Nước Đà Nẵng?

1. Đi bộ vãn cảnh

Để đi đến tham quan chùa Non Nước Đà Nẵng, du khách chỉ cần đi một tuyến xe buýt Đà Nẵng – Hội An với mức giá vé 20.000đ/ lượt, cực kì tiết kiệm chi phí. Hoặc du khách có thể lựa chọn thuê xe ô tô, xe máy với thời gian di chuyển khoảng 15 phút khi xuất phát từ trung tâm thành phố Đà Nẵng.

Đi bộ vãn cảnh tại chùa Non Nước là sự lựa chọn đúng đắn vì vừa được ngắm cảnh vừa rèn luyện sức khỏe
Đi bộ vãn cảnh tại chùa Non Nước là sự lựa chọn đúng đắn vì vừa được ngắm cảnh vừa rèn luyện sức khỏe (Nguồn: baohoabinh.com.vn)

Khi tới khu vực quần thể núi Ngũ Hành Sơn, phương tiện di chuyển chủ yếu sẽ là đường bộ bởi các địa danh du lịch đều tập trung trên ngọn Thủy Sơn, trong đó có cả chùa Non Nước. Du khách có thể đi lối phía Tây lên chùa Tam Thai rồi đi xuống phía Đông để đến chùa Non Nước hoặc ngược lại.

Việc vãn cảnh chùa bằng cách đi bộ sẽ giúp du khách vừa được ngắm cảnh vừa thư giãn, tận hưởng bầu không khí trong lành. Thiên nhiên hai bên đường vô cùng hữu tình, hùng vĩ, chắc chắn sẽ không làm du khách thất vọng khi lựa chọn phương tiện đi bộ.

Xem thêm: Ghé Thăm Đền Lĩnh Chúa Linh Từ – Ngôi Đền Nổi Tiếng Trên Núi Chúa Bà Nà

2. Sử dụng thang máy đi lên chùa Non Nước Đà Nẵng

Thời gian gần đây, ban quản lý di tích Ngũ Hành Sơn đã cho xây dựng hệ thống thang máy đi lên chùa phục vụ các du khách. Thang máy cao 43m, gồm có 2 cabin song song nhau, hoạt động lên xuống, có tải trọng 1.35 tấn. Mỗi lượt lên xuống có thể chở tối đa 20 khách du lịch.

Thang máy đi lên chùa Non Nước mới được xây dựng gần đây thuận tiện cho du khách đi tham quan chùa
Thang máy đi lên chùa Non Nước mới được xây dựng gần đây thuận tiện cho du khách đi tham quan chùa (Nguồn: vntrip.vn)

Với thiết kế lồng thang hình bán nguyện được bao bọc bởi kính trong suốt, du khách có thể ngắm cảnh xung quanh cũng như toàn bộ bờ biển Đà Nẵng trong quá trình di chuyển lên xuống. Thang máy hoạt động vô cùng hiệu quả, thích hợp với người già và trẻ nhỏ hay người có sức khỏe không tốt để leo núi. Giá vé thang máy tham quan rất phải chăng, chỉ 30.000đ/ 2 chiều.

Tuy nhiên, đường đi lên chùa Non Nước từ chân núi không quá xa, các bậc thang đều được làm bằng đá khá bằng phẳng. Vậy nên các bạn trẻ nên lựa chọn đi bộ để không bỏ lỡ trải nghiệm leo núi và khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Thang máy nên được nhường cho người già và trẻ nhỏ, người có sức khỏe yếu hoặc chỉ dùng khi bạn có nhu cầu đi xuống.

Xem thêm: Khám Phá Bảo Tàng Đà Nẵng – Nơi Lưu Giữ Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Thành Phố

Khu vực khám phá tại chùa Non Nước Đà Nẵng

1. Tháp Xá Lợi chùa Non Nước

Tháp Xá Lợi tọa lạc ở phía Đông sườn núi Thủy Sơn, nằm trong khuôn viên của chùa Non Nước. Đây là công trình được khởi công năm 1997 và hoàn thành vào năm 2004. Tháp lấy tên gọi Xá Lợi bởi mục đích xây tháp là thờ sự kết tinh kỳ diệu của sự thành đạt tâm linh và sự phát triển tột cùng của hạng từ bi và trí tuệ.

Tháp Xá Lợi tại chùa Non Nước được mệnh danh là tháp nhiều tầng đá nhất Việt Nam
Tháp Xá Lợi tại chùa Non Nước được mệnh danh là tháp nhiều tầng đá nhất Việt Nam (Nguồn: dhcgroup.vn)

Tháp Xá Lợi gồm có 7 tầng với tổng chiều cao 28m, có hình lục giác. Thiết kế ngôi tháp là sự kết hợp đa dạng các kiến trúc nhưng lại vô cùng hài hòa. Các vòng xoáy trên đỉnh tháp là thuộc kiến trúc kiểu Thái, mái cong là kiểu Việt Nam còn các trụ theo kiểu của Hy Lạp.

Đứng từ sân tòa tháp, du khách sẽ thấy hết được biển Đà Nẵng, đồi núi và thiên nhiên tươi đẹp
Đứng từ sân tòa tháp, du khách sẽ thấy hết được biển Đà Nẵng, đồi núi và thiên nhiên tươi đẹp (Nguồn: citytourdanang.com)

Kiến trúc tháp Xá Lợi với 7 tầng, 6 cạnh mang một số ý nghĩa nhất định trong đạo Phật như: thất tình, lục căn, lục đạo, lục tặc… Tầng 1 tháp Xá Lợi có thờ phật thích ca, anan và ca diếp 2 vị tệ tử đầu tiên của đức phật. Ngoài ra, trong tháp còn thờ 18 vị La Hán và đầy đủ các vị bồ tát trong kinh chú đại bi, tổng con số lên đến 200 tượng tất cả. Viên ngọc xá lợi của đức phật được thờ ở tầng cao nhất, tầng thứ 7.

Cho đến hiện nay, tháp Xá Lợi được mệnh danh là tòa tháp thờ nhiều pho tượng bằng đá nhất ở Việt Nam. Tháp Xá Lợi không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong đạo Phật. Sân tháp hiện đã được nối với thang máy, có thể dễ dàng di chuyển. Đứng từ trên sân tháp Xá Lợi, du khách sẽ thấy bao quát vẻ đẹp của biển cả, của đảo Sơn Trà và toàn bộ khu vực núi Ngũ Hành Sơn.

Xem thêm: Bảo Tàng Đồng Đình | Khám Phá Nơi Lưu Giữ Những Cổ Vật Tại Đà Nẵng

2. Khu chánh điện và không gian bên ngoài chùa Non Nước Đà Nẵng

Ngay khi bước vào khuôn viên chùa, đập ngay vào mắt du khách sẽ là bức tượng Phật trắng muốt, cao 10m với dáng ngồi đầy uy nghiêm. Tượng phật có vị thế ngồi tựa lưng vào núi và hướng mặt ra phía ngoài hướng về chùa. Không gian chùa còn được trang trí thêm bằng cây xanh, hoa và hòn non bộ ở khắp mọi nơi. Tất cả tạo nên không gian thanh tịnh, thoáng đãng, mát mẻ cho ngôi chùa Non Nước.

Khu chính diện chùa Non Nước có tượng Phật uy nghiêm, trang trọng
Khu chính diện chùa Non Nước có tượng Phật uy nghiêm, trang trọng (Nguồn: vinpearl.com)

Bước vào bên trong khu vực chính điện, du khách sẽ thấy ấn tượng bởi vẻ uy nghiêm của bức tượng phật Thích Ca được đặt ngay chính giữa. Ngoài ra, du khách còn có thể chiêm bái tượng Phật Di Lặc ở bên phải và Phật A Di Đà ở bên trái. Sự quy tụ của 3 đạo Phật này trong Phật giáo gọi là Tam đạo Phật. Ở gian giữa khu chính điện còn có tượng Bồ Tát là Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn thù. Hai bên chánh điện có thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát.

Bên ngoài chùa Non Nước là cả một không gian xanh và bức tượng Phật trắng muốt nổi bật
Bên ngoài chùa Non Nước là cả một không gian xanh và bức tượng Phật trắng muốt nổi bật (Nguồn: vinpearl.com)

Chính điện chùa Non Nước đã được Thượng tọa Thích Thiện Nguyện trùng tu lại, uy nghi, bề thế hơn vào năm 1993. Công trình sửa chữa gồm có nhà thiền, nhà trù, nhà khách, nhà tổ, giảng đường, tạo nên ngôi chùa có thiết kế đẹp, linh thiêng như bây giờ.

Xem thêm: Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm Pa | Khám Phá Từ A-Z Nơi Lưu Giữ Hồn Chăm Pa Xưa Tại Xứ Đà

3. Động Tàng Chơn

Động Tàng Chơn nằm ngay sau lưng chùa Non Nước Đà Nẵng. Động có diện tích khá lớn và sáng, dài 10m, rộng 7m. Ý nghĩa của tên gọi Tàng Chơn vô cùng đặc biệt, “Tàng” là kho tàng, “Chơn” là chân lý. Vua Minh Mạng đặt tên Tàng Chơn với mục đích chỉ đây là nơi chứa kho báu, có tiền cũng không mau được kho tàng bên trong.

Động Tàng Chơn nằm bên trong chùa Non Nước khá rộng và có hệ thống thông gió thoáng mát
Động Tàng Chơn nằm bên trong chùa Non Nước khá rộng và có hệ thống thông gió thoáng mát (Nguồn: vn.alongwalker.com)

Lối vào hang động sáng sủa, được lát gạch Chăm rải rác, bằng phẳng. Động chia làm 3 hang và 3 động, đi từ bên ngoài vào qua cửa đá là động Chơn Tiên. Chính giữa là bàn thờ Lão Tử, còn phía bên phải thờ Linh Sơn Thánh Mẫu và bên trái thờ Bát Bộ Kim Cương. Phía trong bên trái động là động Tam Thanh, có hai tượng Hộ Pháp dựng ở lối vào. Động có tên Tam Thanh vì trước kia thờ 3 vị Thượng Thanh, Ngọc Thanh và Thái Thanh. Ngày nay 3 tượng này được thay bằng một pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn làm bằng xi măng.

Hệ thống động và hang bên trong động Tàng Chơn khiến du khách choáng ngợp và bất ngờ
Hệ thống động và hang bên trong động Tàng Chơn khiến du khách choáng ngợp và bất ngờ (Nguồn: vinpearl.com)

Hệ thống hang gió động Tàng Chơn nằm trong góc bên trái, luôn đem đến làn gió mát lạnh, tạo không khí thoáng mát, dễ chịu cho du khách khi tham quan. Hang thông với Thiên Long Cốc, ở đây rất mát mẻ do những làn gió mát được lùa từ các lỗ thông với đỉnh núi và động Chơn Tiên.

Hang chính giữa là hang Chiêm Thành, có lối vào hẹp và tối. Hai bên có 2 bộ đá chạm hình thần Hộ Pháp của người Chăm. Góc bên phải là hang Dơi hay còn có tên gọi khác là hang Ráy. Cái tên hang Dơi là vì bên trong hang có rất nhiều dơi trú ngụ. Trong góc phía Đông động Chơn Tiên có một phiến đá hình vuông trông giống bàn cờ, vì vậy gọi là động Bàn Cờ.

4. Chùa Tam Thai

Nếu như chùa Non Nước được gọi là chùa Ngoài thì chùa Tam Thai được gọi là chùa Trong, tức nằm phía bên trong chùa Non Nước. Chùa Tam Thai được thiết kế theo hình chữ Vương. Các đường nét của chùa được chạm khắc vô cùng tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao.

Chùa Tam Thai là một địa điểm du lịch linh thiêng mang đậm kiến trúc triều Nguyễn
Chùa Tam Thai là một địa điểm du lịch linh thiêng mang đậm kiến trúc triều Nguyễn (Nguồn: vinpearl.com)

Chùa gồm có 3 tầng Thượng Thai, Trung Thai, Hạ Thai được đánh giá mang nét kiến trúc của triều Nguyễn. Chùa có cổng Tam Quan cổ kính với kiểu lầu chuông lợp mái, chùa chính và khu vực hành cung nhà thờ tổ. Toàn bộ chùa đều được làm bằng gạch, quay mặt về hướng nam, các cột được trang trí rồng phụng, mái ngói lưu ly, trên nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt.

Trên sân chùa trồng rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát cho chùa Tam Thai và cả du khách đến chùa. Ngoài ra, trên sân còn là pho tượng Phật Di Lặc làm từ đá sa thạch đặt chính giữa trông vô cùng uy nghiêm và làng tăng vẻ cổ kính cho chùa. Chùa là nơi linh thiêng, mở mỗi ngày để du khách đến chiêm bái, cầu phước, cầu bình an, sức khỏe cho gia đình và bản thân.

Các lễ hội nổi bật tổ chức tại chùa Non Nước Đà Nẵng

Đều nằm trong khu quần thể núi Ngũ Hành Sơn, các chùa tại đây có chung một lễ hội là Lễ hội Quan Thế Âm, được tổ chức trong khuôn viên chùa Quan Thế Âm. Cứ vào ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm, các sư thầy ở các chùa trong núi Ngũ Hành Sơn, trong đó có cả chùa Non Nước sẽ quy tụ về chùa Quan Thế Âm để tổ chức lễ hội nổi tiếng này.

Lễ hội Quan Thế Âm được tổ chức hoành tráng, thu hút lượng lớn người tham gia
Lễ hội Quan Thế Âm được tổ chức hoành tráng, thu hút lượng lớn người tham gia (Nguồn: baodantoc.vn)

Lễ hội Quan Thế Âm tổ chức trong 3 ngày với hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm có lễ rước ánh sáng, lễ khai kinh, lễ trai đàn chẩn tế, lễ thuyết giảng về Quan Thế Âm Bồ Tát, lễ chính rước tượng Quán Thế Âm, được tổ chức vô cùng long trọng, trang nghiêm. Các phần lễ đều để cầu cho nhân dân một cuộc sống ấm no, thịnh vượng, cầu cho những ngư dân đi biển gặp mưa thuận gió hòa, may mắn và bình an.

Đến với phần hội, hội của Lễ hội Quan Thế Âm có rất nhiều các hoạt động mang nhiều giá trị đặc sắc về văn hóa, nghệ thuật, thể thao. Nhiều hoạt động kết hợp cả truyền thống và hiện đại được diễn ra như thi hóa trang, hát dân ca, nhạc – họa, múa tứ linh, kéo co, điêu khắc, thả đèn trên sông. Các cuộc thi như thi nấu ăn chay, triển lãm tranh thủy mặc, thư pháp đều được hưởng ứng nồng nhiệt, sôi nổi.

Bảng giá vé tham quan địa danh du lịch chùa Non Nước Đà Nẵng

Chùa Non Nước mở cửa từ 6h30 đến 17h30 để phục vụ du khách tham quan và cúng bái.

Giá vé vào chùa có những mức giá khác nhau tùy đối tượng:

  • Giá vé tham quan: 15.000đ/ vé
  • Giá vé học sinh, sinh viên: 5.000đ/ vé
  • Giá vé trẻ dưới 6 tuổi: miễn phí

Giá vé đi thang máy: 30.000đ/ vé khứ hồi, 15.000đ/ 1 lượt

Món ngon nhất định phải thử khi ghé thăm chùa Non Nước Đà Nẵng

1. Bánh xèo Đà Nẵng

Bánh xèo đã trở thành món ăn đặc sản của người dân miền Trung nói chung và người dân thành phố Đà Nẵng nói riêng. Món bánh xèo đã xuất hiện từ lâu nhưng đến nay vẫn luôn làm con người ta mê mẩn bởi hương vị thơm ngon của nó. Bánh xèo đều được làm từ bột pha loãng, có nhân tôm, thịt, mực, giá đỗ, các loại rau đã được xào chín từ trước.

Món bánh xèo đặc sản Đà nẵng thơm ngon mà du khách nhất định phải thử khi tham quan chùa Non Nước
Món bánh xèo đặc sản Đà nẵng thơm ngon mà du khách nhất định phải thử khi tham quan chùa Non Nước (Nguồn: vinpearl.com)

Với món bánh xèo Đà Nẵng, đặc trưng của nó là lớp vỏ bánh mỏng, có độ giòn vừa phải, không quá cứng cũng không quá mềm. Khi pha bột , người làm bánh thường cho thêm chút bột nghệ để tạo cho lớp vỏ có màu vàng bắt mắt.

Đặc biệt, nước chấm bánh xèo Đà Nẵng cũng rất riêng biệt, không thể lẫn với nơi nào. Thay vì sử dụng nước chấm mắm chua ngọt thanh nhẹ thì mắm chấm sánh mịn, đậm đà, cay cay mới chuẩn vị Đà Nẵng. Nước chấm được làm từ gan heo xay nhuyễn với đậu phộng, mè rang, tạo nên bát nước chấm bánh xèo bùi bùi, ngậy ngậy đặc trưng Đà thành.

Món bánh xèo Đà Nẵng có hương vị thơm ngon, ăn cùng nước chấm khác lạ so với các tỉnh thành khác
Món bánh xèo Đà Nẵng có hương vị thơm ngon, ăn cùng nước chấm khác lạ so với các tỉnh thành khác (Nguồn: helio.vn)

Hơn nữa, bánh xèo ở đây không chiên với dầu như các vùng miền khác, người dân dùng chiếc chảo mỏng rồi đổ một bột pha loãng, dàn đều bột ra áp chảo mà không sử dụng giọt dầu nào. Làm như vậy, ăn miếng bánh xèo sẽ không bị ngập dầu, gây ngán nhanh. Chiếc bánh xèo Đà Nẵng chỉ có giá khoảng 20.000đ/ chiếc, bạn đừng bỏ qua khi ghé đến chùa Non Nước nhé.

Địa chỉ quán ăn ngon: 

  • Bánh Xèo Xuân: 2 Phan Tứ, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Quán Cô Mười: Châu Thị Vĩnh Tế, Bắc Mỹ Phú, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

2. Mỳ quảng Đà Nẵng

Tiếp nối món bánh xèo, mỳ quảng Đà Nẵng cũng là món ăn đặc sản nổi tiếng mà du khách nhất định phải thử khi đi tham quan chùa Non Nước. Bát mỳ quảng Đà Nẵng có mức giá dao động từ 20.000đ – 60.000đ một bát, với đa dạng các loại topping như mỳ bò, mỳ gà, mỳ cá, mỳ lươn,…

Món mỳ quảng Đà Nẵng có nhiều loại topping khác nhau sẽ khiến du khách mê mệt
Món mỳ quảng Đà Nẵng có nhiều loại topping khác nhau sẽ khiến du khách mê mệt (Nguồn: dulichkhatvongviet.com)

Món mỳ quảng Đà Nẵng để lại ấn tượng trong lòng du khách với hương vị thơm ngọt, ngậy béo và cách trình bày vô cùng bắt mắt. Sợi mỳ được làm từ gạo còn nguyên cám, còn nhiều chất dinh dưỡng. Phần nước lèo linh hồn của món ăn được ninh từ xương lợn, ba chỉ, ức gà, tôm tươi, bột nghệ, dầu điều,… và nêm nếm thêm một số gia vị khác cho vừa miệng.

Tô mỳ quảng Đà Nẵng khi mang ra phục vụ chỉ được chan nước lèo sâm sấp mặt, không chan đầy bát. Thực khách nên đợi một lúc để sợi mỳ thấm phần nước lèo ngọt thanh để sợi mỳ khi ăn sẽ đậm đà hơn. Khi thưởng thức bát mỳ quảng, thực khách sẽ kết hợp cùng với rau sống, tương ớt, đậu phộng và bánh tráng mè được nướng giòn rụm.

Địa chỉ quán ăn ngon:

  • Mỳ quảng bà Vị: 60 Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Mỳ quảng bà Mua: 40 Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Câu hỏi du khách thường gặp khi đến tham quan chùa Non Nước Đà Nẵng

1. Đi chùa Non Nước nên mua gì về làm quà?

Đá phong thủy tại làng Non Nước ở chân núi được xem như làm món quà lưu niệm mà du khách hay mua về sau chuyến tham quan tại ngôi chùa cùng tên. Làng đá Mỹ nghệ Non Nước dưới chân núi Ngũ Hành là làng nghề chuyên sản xuất các đồ làm bằng đá cảm thạch, thậm chí còn được mang đi xuất khẩu.

Đá cẩm thạch có thể là món quà lưu niệm mà du khách nên mua khi du lịch chùa Non Nước
Đá cẩm thạch có thể là món quà lưu niệm mà du khách nên mua khi du lịch chùa Non Nước (Nguồn: vuongquocphongthuy.com)

Những chiếc vòng đá, các bức tượng được làm từ đá cẩm thạch đều có vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Khi ghé vào làng Non Nước, du khách có thể chọn các món đồ lưu niệm, điển hình là các vòng đá bằng thạch, tượng các vị Phật, vị Thánh, các con vật trong huyền thoại như rồng, kỳ lân, các đồ trang sức bằng đá khác,…

2. Di chuyển tham quan chùa Non Nước cần chú ý những gì?

Đường lên núi chủ yếu bằng đá, địa hình khá gồ ghề, không bằng phẳng nên du khách cần chú ý cẩn thận trong từng bước đi. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị một đôi giày thể thao mềm chắc chân để thuận tiện và đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Du khách nên chuẩn bị đôi giày mềm và đi thật vững chân khi leo núi lên chùa Non Nước
Du khách nên chuẩn bị đôi giày mềm và đi thật vững chân khi leo núi lên chùa Non Nước (Nguồn: dulichviet.com.vn)

Hơn nữa, khi đi chùa bạn nên chọn những ngày trời nắng ráo, không đi vào ngày có thời tiết mưa, đường đồi núi trơn sẽ dẫn đến nguy hiểm. Mặc dù các hang động tại chùa Non Nước nói riêng và khu núi Ngũ Hành Sơn nói chung không quá sâu nhưng bạn cần đi theo nhóm đông, không đi một mình.

Bài viết trên đã cũng cấp những điều thú vị về địa điểm du lịch tâm linh chùa Non Nước Đà Nẵng. 2Trip mong rằng bạn đã biết thêm nhiều điều về địa điểm du lịch này và chúc cho bạn có một chuyến du lịch vui vẻ, an toàn và thư thái.

Nguồn tham khảo

  • Du lịch khám phá 24. (2022). Chùa Linh Ứng Non Nước Đà Nẵng – Địa điểm linh thiêng nhất Ngũ Hành Sơn. [online] dulichkhampha24.com. Có tại: https://dulichkhampha24.com/chua-linh-ung-non-nuoc-da-nang.html [Truy cập ngày 24/12/2022]
  • Yêu trẻ. (2022). Chùa Non Nước Đà Nẵng – Địa điểm du lịch linh thiêng không thể bỏ qua. [online] yeutre.vn. Có tại: https://yeutre.vn/bai-viet/chua-non-nuoc-da-nang-dia-diem-du-lich-linh-thieng-khong-the-bo-qua.26782/ [Truy cập ngày 24/12/2022]
4.9/5 - (31 bình chọn)

Tin liên quan

Mai Hương 25/05/2023

Chùa Linh Ứng Đà Nẵng | Ngôi Chùa Tâm Linh Nổi Tiếng Nhất Xứ Đà

Nếu như bạn là một người có niềm tin mãnh liệt vào tâm linh thì chắc chắn không thể bỏ qua ngôi chùa nổi tiếng...

4.7/5 - (79 bình chọn)
Mai Hương 25/05/2023

17 Danh Lam Thắng Cảnh Đà Nẵng Tuyệt Đẹp Không Thể Bỏ Qua

Đà Nẵng là một trong những "tọa độ vàng" trên bản đồ du lịch Việt Nam, nơi thu hút hàng triệu du khách trong và...

4.6/5 - (75 bình chọn)
Mai Hương 25/05/2023

Chùa Pháp Lâm Đà Nẵng – Khám Phá Tất Tần Tật Chỉ Trong 1 Ngày

Chùa Pháp Lâm là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và độc đáo của thành phố Đà Nẵng. Với không...

4.6/5 - (63 bình chọn)
Mai Hương 25/05/2023

Dalat Fairytale Land – Khu vườn cổ tích thú vị giữa lòng Đà Lạt

Dalat Fairytale Land được xây dựng và lấy ý tưởng từ một ngôi làng cổ tích Hobbit thuộc khu vực phía bắc của New Zealand....

4.4/5 - (80 bình chọn)

Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam

Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.

2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch

Đăng ký email để nhận tin mới nhất

© Bản quyền 2trip.vn 2023 -

DMCA.com Protection Status