Chùa Quan Âm được mệnh danh là một trong những ngôi chùa chứa đựng nhiều giá trị tín ngưỡng, được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất khi tới Đà Nẵng. Trong bài viết này, hãy cùng 2Trip khám phá một số thông tin thú vị về nguồn gốc, cũng như các lễ hội thường niên được tổ chức tại ngôi chùa này nhé.
Nhắc tới điểm du lịch tâm linh thì chắc chắn không thể không nhắc tới chùa Quan Âm. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Quán Âm. Chùa được chính thức xây dựng vào năm 1957 ngụ dưới chân núi Kim Sơn. Đây là một trong 5 ngọn núi tạo nên Ngũ Hành Sơn cực kì nổi tiếng, khá gần với chùa Linh Ứng.
Ngôi chùa Quan Âm linh thiêng này nằm tạo số 48 Sư Vạn Hạnh, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Mỗi năm, chùa đón tiếp hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm. Du khách đến đây không chỉ đi Lễ mà còn để thăm thú cảnh vật và tìm kiếm giây phút bình yên trong tâm hồn.
Ngoài ra, khi tới chùa Quán Âm, mọi người sẽ được thuyết minh những câu chuyện thú vị và ly kì xoay quanh quá trình hình thành và phát triển chùa. Đặc biệt chính là câu chuyện ngôi chùa được xây dựng chỉ sau một giấc mơ. Điều này cũng thể hiện sự linh thiêng của chùa, khiến nhiều người dân địa phương đồn thổi xa gần.
Trụ trì hiện tại của chùa Quan Âm là Đại đức Thích Huệ Vinh. Chùa cũng có nhiều hoạt động và sự kiện lớn nhỏ được tổ chức trong năm. Trong đó, phải kể đến lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức vào năm 2000. Đây cũng là 1 trong 15 lễ hội được đưa vào chương trình “Chào đón và điểm đến Thiên niên kỷ mới của Quốc gia” của cả nước.
Để khám phá chùa Quan Âm thì mọi người có thể lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển khác nhau. Vì quãng đường đến chùa khá thuận lợi nên các loại xe đều dễ dàng đi vào. Du khách có thể thuê xe taxi nếu đi đông người, hoặc xe máy tự lái nếu thích sự mạo hiểm và trải nghiệm. Nếu đi xe máy thì chi phí thuê xe sẽ dao động chỉ từ 80.000đ/ngày.
Từ trung tâm thành phố đi đến chùa Quan Âm sẽ mất khoảng hơn 20 phút, với 11km. Vì là lần đầu đi nên mọi người có thể sử dụng chỉ dẫn của google map để dễ đi hơn. Khi tới chùa thì du khách sẽ phải gửi xe phía ngoài. Vì bên trong chùa chỉ cho phép đi bộ.
Xem thêm: Khám Phá Nhà Thờ Con Gà | Nhờ Thờ Có Kiến Trúc Độc Đáo Nhất Đà thành
Chùa Quan Âm gây ấn tượng với khách du lịch không chỉ bởi những câu chuyện tâm linh ly kì mà còn bởi kiến trúc vô cùng độc đáo. Đặc biệt, khi tới đây thì có rất nhiều khu vực để bạn có thể khám phá và chiêm ngưỡng. Dưới đây là một số khu vực mà bạn có thể ghé qua khi tới chùa.
Ngay khi bước chân vào cổng chùa, chắc chắn khách du lịch sẽ ấn tượng với khuôn viên vô cùng rộng lớn của chùa. Trong khuôn viên được trồng rất nhiều cây xanh nên tạo một khung cảnh mát mẻ và nhiều bóng râm vào mùa hè. Vì khuông viên rộng nên các lễ hội sẽ được tổ chức tại chùa, với sức chứa lên tới hàng trăm, hàng ngàn người trong cùng một thời điểm.
Điểm nổi bật nhất tại chùa chính là tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm được đúc bằng đồng. Bức tượng có từ khi chùa được thành lập nên toát lên vẻ cổ kính và trang nghiêm vô cùng. Phía sau sẽ là một khuôn viên dành riêng cho phật tử và tăng ni trong chùa. Đây là nơi sinh hoạt, cũng là nơi để giao lưu với du khách. Từ khuôn viên này, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ra dòng sông Cổ Cò hiền hòa, êm đềm trôi.
Xem thêm: Chùa Non Nước Đà Nẵng – Địa Điểm Du lịch Tâm Linh Không Nên Bỏ Qua
Bên cạnh những kiến trúc được tạo dựng dưới bàn tay của con người thì chùa Quan Âm còn có thêm động Quan Âm được hình thành từ tự nhiên. Đây cũng là điểm nổi bật của ngôi chùa này so với các ngôi chùa khác tại Đà Nẵng. Bước chân vào động, bạn sẽ cảm nhận được một làn khí mát, yên tĩnh và mang chút huyền bí.
Phía trong động được cấu thành bởi các tảng thạch nhũ đa sắc màu. Đây cũng là đặc trưng của hang động tại ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Càng vào sâu thì nhiệt độ càng giảm xuống. Đặc biệt tượng Bồ Tát Quan Thế Âm sẽ nằm ở phía bên trong, vừa kín đáo lại huyền bí vô cùng.
Xem thêm: Chùa Pháp Lâm – Khám Phá Tất Tần Tật Chỉ Trong 1 Ngày
Ngoài ra, chùa Quán Âm còn có hẳn một khu riêng để lưu trữ những vật thể cổ đại liên quan tới Phật Giáo. Nơi này chính là Pháp Hội Đường. Ngoài ra, phía bên trong Pháp Hội Đường còn có cả khu vực để hành lễ và cho các Phật tử, ni cô và du khách thờ cúng mỗi khi đến ngày Lễ trọng đại.
Hầu hết du khách khi tới đây sẽ được nghe và đọc những câu chuyện xoay quanh Phật giáo. Từ đó có thêm những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng, tâm linh và có niềm tin vào kiếp sống nhân sinh. Hơn nữa, không gian Pháp Hội Đường luôn mang đến cho con người sự thư giãn và bình an trong tâm hồn.
Xem thêm: Ghé Thăm Đền Lĩnh Chúa Linh Từ – Ngôi Đền Nổi Tiếng Trên Núi Chúa Bà Nà
Chùa Quan Âm được xây dựng sau một giấc mơ chỉ điểm. Trong giấc mơ đó có xuất hiện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm đầy thiêng liêng. Để thể hiện lòng tôn kính thì nhà chùa cũng cho đúc một bức tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Bức tượng có chiều cao khoảng từ 12m – 25m và được làm bằng chất liệu pha lê cao quý.
Tuy nhiên, bức tượng này chỉ mới được đúc tạo vào năm 2020, chứ không phải từ lúc chùa Quán Âm được xây dựng. Vì vậy nên tượng vẫn trông rất mới và cũng được lau chùi sạch sẽ mỗi ngày. Mọi người khi đi chùa thì có thể ghé qua đây, chắp tay tỏ lòng thành kính để có một tâm hồn nhẹ nhõm hơn.
Xem thêm: Khám Phá Bảo Tàng Đà Nẵng – Nơi Lưu Giữ Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Thành Phố
Lễ hội chùa Quán Thế Âm chắc hẳn không còn xa lạ với người dân Đà Nẵng. Cứ vào ngày 19 tháng 2 âm lịch hằng năm thì lễ hội này sẽ được tổ chức, với sự tham gia đông đảo của các phật tử trong giới, cũng như du khách từ khắp mọi miền đất nước. Đây cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mà người dân xứ Đà tự hào có được.
Cũng giống như các lễ hội khác, lễ chùa Quan Thế Âm cũng bao gồm phần Lễ và phần Hội, kéo dài trong vòng 3 ngày. Ở phần lễ thì nhà chùa sẽ lần lượt có các nghi lễ và hình thức. Đầu tiên là lễ rước ánh sáng được tổ chức vào ngày 18 âm lịch. Đây là một phần quy tụ nhiều hoạt động bao gồm rước kiệu, rước đuốc và múa rồng.
Tiếp theo chính là lễ khai kinh diễn ra vào sáng ngày hôm sau. Tại lễ này thì các trụ trì sẽ tiến hành cầu thái bình, hưng thịnh cho đất nước. Qua đây, mong cầu người dân được một đời ấm no, hạnh phúc và an lành.
Sau lễ khai kinh chính là lễ trai đàn chẩn tế và lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quan Thế Âm và dân tộc được tổ chức cùng ngày. 2 lễ này sẽ kéo dài trong khoảng vài tiếng. Đến khoảng 10 giờ sáng thì tiếp tục lễ rước tượng Quan Thế Âm. Các phần lễ sẽ được diễn ra nối tiếp nhau và không có nghỉ giữa buổi.
Phần hội sẽ là phần mà người dân mong chờ nhất. Vì lúc này, lễ hội sẽ đi đến với các hoạt động sối nổi, khuấy động bầu không khí. Mọi người có thể tham gia các trò chơi liên quan tới thể thao như là đua thuyền, thi cờ, các hoạt động nghệ thuật như là múa tứ linh, thả đèn trên sông hát tuồng, hát dân ca hoặc là các hoạt động nấu đồ chay thú vị.
Xem thêm: Bảo Tàng Đồng Đình | Khám Phá Nơi Lưu Giữ Những Cổ Vật Tại Đà Nẵng
Chùa Quan Âm là một địa điểm du lịch Đà Nẵng cực kì nổi tiếng. Quanh khu vực chùa Quan Âm có rất nhiều cửa hàng đồ chay. Các món chay được chế biến rất sạch sẽ, qua nhiều công đoạn. Đặc biệt thực đơn món chay cũng đa dạng không kém như món mặn thông thường.
Tới Đà Nẵng thì mọi người có thể thử một số món chay nổi tiếng như là bánh canh chay, mì Quảng chay, bánh xèo hoặc là các loại cơm thố, cơm chiền đều được. Ngoài ra, một số nhà hàng còn cá cả ăn buffet chay. Thực khách có thể ăn bất cứ thứ gì mà không lo bị giới hạn về số lượng món, chỉ với 150.000đ/người.
Các món chay khá rẻ, dao động từ 30.000đ – 60.000đ/món. Một số quán bán đồ chay nổi tiếng và được nhiều du khách lựa chọn như là ROM Vegetarian Restaurant, Phúc An Vegetarian & Cafe, hoặc An Lạc Tâm. Ngoài ra, phía trong trung tâm thành phố cũng có nhiều quán ăn chất lượng không kém, bạn có thể tham khảo và lựa chọn nhé.
Địa chỉ ăn đồ chay ngon:
Khách du lịch khi đến chùa Quan Âm thì thường đặt ra rất nhiều câu hỏi. Vì là một địa điểm du lịch tâm linh, nên chắc chắn phải chú ý đến cả phong cách ăn mặc, cách nói chuyện và những vật lễ cần mang theo. Dưới đây là các giải đáp cho những câu hỏi mà du khách thường hay đặt ra nhất.
Đầu tiên, khi tới chùa, mọi người nên chọn những trang phục kín đáo, đồ chuyên dùng để đi chùa hoặc đầu năm thì có thể mặc áo dài. Tuyệt đối tránh mặc váy, quần đùi hay những bộ đồ hở hang. Điều này sẽ làm mất đi sự thiêng liêng, cũng như sự tôn kính dành cho nơi gọi là cửa Phật.
Ngoài khi, đến những nơi tâm linh như chùa chiền thì mọi người chú ý giữ yên lặng, đi nhẹ nói khẽ. Đồng thời không tụ tập đông người, hay trêu đùa ồn ào, làm ảnh hưởng tới những người đang hành lễ. Khi bước vào cổng chùa thì bạn cũng chú ý đọc kĩ bảng nội quy được đặt ngay phía ngoài cổng.
Nếu như muốn chụp ảnh hay quay phim thì phải được sự cho phép của bên nhà chùa. Tuyệt đối không tự ý quay, chụp hay đăng tải những hình ảnh phía bên trong chùa. Đối với những người mới lần đầu đu chùa thì có thể nhờ các thầy chỉ dẫn cách hành lễ theo thứ tự, đảm bảo đúng với quy trình.
Khi đi chùa mọi người có thể mang theo đồ lễ tùy thích hoặc không cần thiết. Nếu mang đồ lễ thì nên chọn bánh kẹo và nước đê dễ dâng lễ. Đồ lễ phải là những đồ thanh đạm, không phạm cỗ tam sinh, đồng thời không được dùng thịt động vật. Hoặc một số nơi thì sẽ chọn mang hoa như là hoa sen, hoa lay ơn, hoa mẫu đơn,…
Khi đi chùa thì mọi người nên chuẩn bị sẵn tiền lẻ. Như thông thường thì người hành lễ sẽ rải tiền tại các khu vực có bàn thờ Phật. Tuy nhiên, để tránh làm mất cảnh quan của chùa thì bạn chỉ nên cho tiền vào hòm công đức ngay bàn chính điện.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về chùa Quan Âm – ngôi chùa tâm linh hàng đầu tại Đà Nẵng. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn có được một trải nghiệm tuyệt vời cùng với gia đình và bạn bè. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi và hẹn gặp lại mọi người trong các bài viết tiếp theo.
Nguồn:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch