Không chỉ được biết đến là vùng biển du lịch nổi tiếng với không khí trong lành, Vũng Tàu là còn nơi quy tụ nhiều ngôi chùa cổ và linh thiêng. Nhiều du khách dù thuộc hay không thuộc tôn giáo Phật giáo đều mong muốn một lần ghé đến để chiêm ngưỡng nền kiến trúc độc đáo cũng như hiểu thêm những vẻ đẹp tiềm ẩn của tín ngưỡng này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc 9 ngôi chùa đẹp và nổi tiếng nhất tại Vũng Tàu được du khách trong và ngoài nước đến cầu lộc, cầu tài và cầu duyên.
Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật giáo đồ sộ nhất khu vực phía Nam nước ta nói chung và thành phố Vũng Tàu nói riêng. Và đây cũng chính là công trình nổi bật nhất và trở thành tên chung cho cả cụm kiến trúc. Nơi đây không chỉ là một “chốn” tín ngưỡng nổi tiếng mà còn là địa điểm tham quan du lịch được nhiều du khách lựa chọn. Vẻ đẹp của Thích Ca Phật Đài là sự kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo cổ kính và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Kiến trúc Thích Ca Phật Đài nằm ở trên mạn sườn phía Bắc của Núi Lớn, rộng khoảng 28 hecta, cổng lớn quay về đường Trần Phú. Toàn thể của khuôn viên như một vầng trăng khuyết và tựa như một quần thể bao gồm các ngôi chùa nhỏ như: Thiền Lâm, Di Lạc, Viên Thông và Hộ pháp, cùng với đó là cụm vườn tượng diễn tả cuộc đời của Đức Phật.
Nổi bật hơn hẳn là bức tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền trên đài sen. Phần bệ tượng cao khoảng 7m, có hình đồ hình bát giác tượng trưng cho Bát chánh đạo. Vị trí tượng Phật ngồi cao khoảng 6m, gồm 3 phần riêng biệt. Ban đầu, tượng được phác thảo bằng đất sét với 20 phiên bản khác nhau nhưng khi thực hiện thì tất cả các bộ phận đều được đúc bê tông cốt thép và lựa chọn phiên bản thể hiện Đức Phật đắp y kiểu Colombo với tư thế ngồi kiết già, hai bàn tay đặt ngửa trên đùi theo tư thế bắt Ấn tam muội.
Một số hình ảnh đẹp về chùa Thích Ca Phật Đài:
Niết Bàn Tịnh Xá hay còn được biết đến là chùa Phật Nằm. Tịnh xá được Hòa thượng Thích Thiện Huê tổ chức xây dựng trên Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu với mặt tiền hướng ra biển. Trước kia, ngọn núi này còn được gọi là núi Tao Phùng.Từ những ngày đầu xây dựng và phát triển, nơi đây là một trong những danh lam nổi tiếng ở thành phố biển Vũng Tàu. Hằng ngày, tịnh xá đã đón tiếp hàng trăm khách du khách, Phật tử và Ni đến thăm quan và chiêm bái.
Niết Bàn Tịnh Xá là một công trình kiến trúc đồ sộ gồm nhiều dãy nhà san sát nhau. Cổng chào nổi bật là 4 chữ đại tự “Niết Bàn Tịnh Xá” cùng với đó là hai câu đối được khắc hai bên thành cổng. Tiến thêm vài bước vào bên trong là hai pho tượng cao lớn đứng gác cổng đại diện cho “Thần Thiện” và “Thần Ác”.
Trong khuôn viên điện thờ chính của tịnh xá là một vườn hoa sala theo cảnh Đức Phật nhập Niết Bàn. Nổi bật hơn hẳn và cũng là vị trí được đông đảo tìm đến để check-in là tượng Phật Nằm dài 12m, được đặt trên bệ thờ cao 2.5m. Bức tượng này tượng trưng cho Thập Nhị Nhân Duyên. Mặt ngoài là các bức tượng của các đồ đệ của Phật Thích Ca đang chứng kiến Đức Phật nhập điện.
Ngoài ra, trong khuôn viên của Niết Bàn Tịnh Xá, du khách còn có thể thưởng thức các vật dụng hay nhiều bức tượng khác liên quan đến Phật như: chiếc lư đồng với hình tượng của Tứ Linh, tượng Phật A Di Đà (bên trái chiếc lư đồng), tượng Phật Dược Sư (bên phải chiếc lư đồng), thuyền Bát Nhã dài 12m, điện thờ Phật Quan Âm Bồ Tát,…
Một số hình ảnh đẹp của Niết Bàn Tịnh Xá ở Vũng Tàu:
Chùa Đại Tòng Lâm có tên đầy đủ là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự. Đây là một trong những ngôi đại tự có nhiều công trình chứa lượng lớn các bức tượng phật và khuôn viên rộng gần 100 hecta. Chính vì những mặt nổi trội đó mà nơi đây đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập 6 kỷ lục.
Một trong những kỷ lục được ghi nhận là chùa có ngôi chính điện lớn nhất Việt Nam. Ngôi chính điện chùa Đại Tòng Lâm có 2 tầng, dài 91m và rộng 46m, được Hòa thượng Thích Quảng Hiển tổ chức xây dựng vào năm 2002.
Một kỷ khác cũng tạo nên độ nổi tiếng của nơi đây là ngôi chùa có tượng Phật nhiều nhất Việt Nam. Ở điện Phật tầng lầu tôn thờ 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương, bao gồm: Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Phổ Hiền, tượng Hộ Pháp và tượng Tổ sư Đạt Ma. Ở đài Phật Di Lặc trước ngôi chính điện có pho tượng Phật Di Lặc làm bằng đá hoa cương. Vườn tượng Cửu phẩm Cực Lạc ở cạnh đài Di Lặc gồm 48 pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đá hoa cương, trong đó 1 pho tượng cao nhất được đúc từ bê tông sắt thép.
Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều công trình đáng chú ý khác như: vườn Lâm Tỳ Ni, vườn Lộc Uyển, bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn nằm trên tòa sen, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng,…
Một số hình ảnh đẹp về chùa Đại Tòng Lâm:
Thiền viện Chơn Không tọa lại trên triền Hòn Sụp – Núi Lớn, ở độ cao khoảng 80m. Nơi đây sở hữu một công trình kiến trúc đồ sộ vừa mang nét cổ kính vừa hơi hướng hiện đại. Trong khuôn viên thiền viện có nhiều tòa tháp, chính điện và tháp chuông. Mỗi công trình kiến trúc đều là một tác phẩm mang đậm nét của Phật đạo.
Điểm đặc biệt nhất nơi đây thu hút nhiều khách du lịch và cảnh đồi trông ra nước mắt cùng với khung cảnh nước non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh đẹp. Hàng cây bách, cây tùng xanh tươi dọc lối đi tạo cảm giác dễ chịu và thư thái.
Trải qua nhiều năm chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, Thiện viện Chơn Không đã bị hao mòn dần nên đã có những sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, nơi đây vẫn giữ được bản sắc của đạo Phật và nơi linh thiêng. Hiện nay, Thiện viện Chơn Không đang chung tay góp sức cùng với các thiền viện khác để khôi phục thiền tông và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Một số hình ảnh đẹp tại Thiền viện Chơn Không:
Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên tọa lạc tại chân núi Minh Đạm thuộc thị trấn Phước Hải. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi là Chùa Khỉ. Tên gọi này được bắt nguồn do nơi đây có đàn khỉ thiên nhiên nhiều nhất. Khỉ có đuôi dài, rất hiền và khôn. Thời điểm bạn thấy đàn khỉ nhiều nhất là vào 10 – 11 giờ trưa. Thời điểm này là lúc đàn khỉ từ rừng trở về để được chùa cho ăn.
Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên được xây dựng từ năm 1990. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, thiền viện vẫn giữ được vẻ đẹp oai nghiêm của mình giữa thiên nhiên mênh mông, ẩn hình trong dãy núi và lùm cây lớn. Điều này đã tạo cho nơi đây một không gian yên tĩnh và trang nghiêm của chốn thiền môn.
Chánh điện của chùa được xây dựng dưới dãy núi Kỳ Vân. Phía sau lưng chánh điện là những kiệt tác bằng đá được đẽo gọt “khéo léo” của bàn tay tại hóa với nhiều hình thù khác nhau nhau. Đặc biệt là khối đá có hình dạng con rắn ngậm ngọc – một biểu tượng của sự phồn vinh.
Linh Sơn Cổ Tự được mệnh danh là ngôi chùa cổ xưa, đẹp và nổi tiếng nhất tại Vũng Tàu với bề dày lịch sử lâu đời. Ngôi chùa được xây vào năm 1919 trên Núi Nhỏ nhưng do bị người Pháp chiếm dụng để xây hoa tiêu nên một chùa khác đã được xây ở địa điểm này. Tuy kiến trúc không quá đồ sộ và rộng lớn nhưng Linh Sơn Cổ Tự vẫn luôn nằm trong tim của người dân Vũng Tàu nói chung và du khách nói riêng.
Linh Sơn Cổ Tự được chia thành nhiều không gian khác nhau nhưng vẫn có điểm chung mà mang tính chất cổ xưa, hướng Phật, đặc biệt là những nét điêu khắc chạm rồng tinh tế. Ngay chánh điện có thờ các vị Phật và Bồ Tát. Tuy nhiên, điểm nổi bật vẫn là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được quét một lớp vàng nhũ với nét mặt hiền từ và nhân hậu. Bức tượng này đã được người Chàm cổ và các nhà khảo cổ ước tính có cách đây từ 1600 năm về trước.
Một điều khác không phải ai cũng đều biết về tượng Đức Phật được chế tác từ đá sa thạch màu xám. Người dân địa phương đã kể lại, dân chài ở miền Trung khi đến bãi Trước đánh bắt cá cách đây 100 năm thì phát hiện hai pho tượng phật bằng đá vùi trên sườn núi gần Bãi Dâu. Họ đã đào lên và đem chôn nhưng người dân bản địa không cho và nghĩa rằng đây là quà của tạo hóa nên giữ lại một pho tượng và đặt tại chùa Linh Sơn. pho tượng nhỏ tặng lại cho dân chài và được thờ ở chùa Đức Phổ, Quảng Ngãi ngày nay.
Một số hình ảnh đẹp về Linh Sơn Cổ Tự:
Dinh Cô là một ngôi đền có lối kiến trúc cổ điển pha lẫn hiện đại. Ban đầu, Dinh Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ, được lập ra để thờ một số gái trẻ lên là Lê Thị Hồng (tục là Thị Cách) – nhiều người tương truyền rằng cô đã lâm nạn, trôi dạt vào Hòn Sơn và được người dân chôn cất và thờ cúng đến nay. Mặc dù không phải là ngôi chùa lộng lẫy khang trang như các địa điểm khác nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn để check-in bởi vẻ đẹp đến xiêu lòng.
Trong chính điện Dinh Cô bài trí 7 bàn thờ. Ngay trung tâm là thờ cô Lê Thị Hồng, nổi bật là bức tượng cao 0.5m được mặc áo choàng đỏ và đeo nhiều trang sức lộng lẫy. Phía sau cạnh bàn thờ bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu, Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương, Ông Địa, Thần Tài,… Ngoài chính điện là các miếu thờ Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát, Chúa Tiên Nương Nương, Bà Mẹ Sanh,…
Một số hình ảnh đẹp ở Dinh Cô:
Lưng tựa Núi Nhỏ, mặt hướng ra Bãi Dâu đã tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp của chùa Hải Vân. Ngôi chùa không chỉ là nơi tâm linh, nơi chiêm bái, cầu lộc hay cầu may mà còn là điểm đến của nhiều khách du lịch. Du khách sẽ bất ngờ bởi không gian thoáng đãng, khung cảnh bình yên và nên thơ.
Khi đặt chân đến Chùa Hải Vân, du khách sẽ cảm nhận được công trình kiến trúc ấn tượng và công phu bởi những họa tiết để chạm khắc tinh xảo và đẹp mắt của những người thợ. Không những vậy, quanh ngôi chùa là những hàng chữ hai bài thơ của Phật dạy đầy ý nghĩa. Với những chi tiết nhỏ ấy đã hòa thành một và mang âm hưởng tâm linh khiến mỗi du khách đều cảm thấy nhẹ lòng và thanh thản.
Đặc biệt hơn, khuôn viên trước chùa là bức tượng Phật bà Quan Âm cao 6m, đứng trên đài sen trắng khoảng 1.2m. Khuôn mặt hiền hậu, mặt hướng ra biển lớn, trên tay cầm bình nước Cam Lồ như mong muốn mang đến những điều tốt lành đến chúng sinh. Tại đây, du khách có thể thắp nén hương thơm để cầu bình an cho bản thân và gia đình.
Một số hình ảnh về chùa Hải Vân:
Nếu có dịp đến Vũng Tàu thì bạn đừng quên ghé đến chùa Phổ Đài Sơn Quan Thế Âm Bồ Tát nằm trên đường Trần Phú. Đến nơi đây, bạn sẽ chiêm ngưỡng được bức tượng Phật cao sừng sững vươn thẳng lên bầu trời xanh và hướng lòng mình thanh than để đón lấy sự bình yên. Bức tượng cao đến 16m, được làm kỹ lưỡng từ xi măng cốt thép theo hình tượng của Phật bà Quan Âm – là một trong những người phụ nữ hướng Phật có khuôn mặt phúc hậu, đầu nhân từ. Người đứng lên tòa sen trắng và hướng mắt ra biển. Trên tay cầm bình nước Cam Lồ để ban phát từ bi, cứu khổ cứu nạn, phổ độ cho chúng sinh
Hơn thế nữa, đặt chân đến chùa Phổ Đài Sơn Quan Thế Âm Bồ Tát, du khách còn cảm nhận được chốn bình yên đến tận thâm tâm. Mặc dù không quá đặc sắc hay không phải ngôi chùa cổ nhưng nơi đây vẫn trở thành địa điểm du lịch được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng, vị trí tọa lạc của ngôi chùa lại khiến nhiều người phải suy ngẫm “lưng tựa Núi Lớn, mặt hướng biển cả”.
Một vài hình ảnh về chùa Phổ Đài Sơn Quan Thế Âm Bồ Tát:
Trên đây là 9 ngôi chùa đẹp và nổi tiếng nhất tại Vũng Tàu. Bạn đọc có thể tham khảo và tìm đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây, hiểu hơn về nền Phật giáo nước nhà cũng như tìm đến sự thanh tĩnh cho cuộc đời này. Lưu ý, khi đến những nơi đây, bạn nên trở thành một du khách văn hóa thông qua việc ăn mặc, cách nói chuyện và ứng xử.
CÓ THỂ BẠN CẦN ĐẾN:
Nền tảng du lịch số 1 Việt Nam
Website hoạt động trong lĩnh vực du lịch với chủ đề chính truyền tải những thông tin về các địa điểm du lịch của Việt Nam, những kiến thức giúp bạn đọc hiểu được hơn về các vùng miền trên toàn quốc.
2Trip có một định hướng lối đi rõ ràng, là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ du lịch và khách hàng trải nghiệm du lịch